Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013

ĐƯỜNG ĐẾN CÁNH CỬA ĐẠI HỌC MƠ ƯỚC !
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
Tổng hợp bí quyết: nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh hay 2/8/2013, 10:13 am
Nhận định về cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Tiếng Anh 2/8/2013, 9:51 am
Để làm tốt bài thi Tuyển Sinh môn Vật Lý 2/8/2013, 9:47 am
Các dạng đề văn thường gặp trong tuyển sinh đại học 2/8/2013, 9:46 am
Tư vấn tuyển sinh: Chọn nghề trước, chọn ngành sau 1/29/2013, 1:35 pm
Tư vấn tuyển sinh 2013: Bạn có phù hợp với ngành Du Lịch? 1/29/2013, 8:38 am
Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2013 do báo Tuổi Trẻ tổ chức 1/29/2013, 8:03 am
Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2013 do Báo Thanh Niên tổ chức 1/29/2013, 7:27 am
Tuyển sinh 2013: Nhiều trường tự cắt giảm chỉ tiêu 1/29/2013, 7:24 am
Tổng hợp những điểm mới trong kỳ tuyển sinh 2013 1/29/2013, 7:22 am
Tuyển sinh 2013: những ngành nghề thiếu lao động trong những năm tới 1/29/2013, 7:20 am
Tuyển sinh 2013: sẽ có sự phân biệt giàu nghèo khi tăng học phí 1/29/2013, 7:17 am
Tuyển sinh 2013: nhiều trường mở thêm ngành mới 1/29/2013, 7:16 am
Cuốn những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2013 1/29/2013, 7:01 am
Lịch thi Đại học Cao Đẳng 1/29/2013, 6:48 am
Tỉ lệ chọi Đại học Kinh tế Quốc dân 1/24/2013, 11:15 pm
Những câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng 1/24/2013, 10:59 pm
Trường Đại học Tài chính - Marketing - ngày hội "Tư vấn – Hướng nghiệp tuyển sinh 2013" 1/23/2013, 12:30 pm
'Chấm thi đại học sai sót, có biểu hiện đánh dấu bài' 1/23/2013, 11:18 am
Tăng lệ phí tuyển sinh, rút ngắn thời gian xét tuyển 1/23/2013, 11:09 am

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
7/5/2011, 10:47 am
Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Bgavat12
Avatar
Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Bgavat18
Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Bgavat10Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Bgavat12Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Bgavat13
Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Bgavat15AdminVòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Bgavat17
Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Bgavat19Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Bgavat21Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Bgavat22
AdminAdmin
Tổng số bài gửi : 1697
Points : 36369
Join date : 01/04/2011
Age : 28
Đến từ : thị trấn Phú Hòa - huyện Phú Hòa - tỉnh Phú Yên
Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Vide10

Bài gửiTiêu đề: Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2)
http://vn.360plus.yahoo.com/bavu-vantue/

Admin không biết bắt đầu từ đâu, nên sẽ bắt đầu bằng định nghĩa 1 số từ quan trọng trong bài viết trước. Để cho các bạn hiểu sơ lược và có 1 cái nhìn rõ ràng về hệ sinh thái trong bể thủy sinh.

- Bể thủy sinh là 1 môi trường nhân tạo khép kín, hay nói 1 cách khác là ta đang tái tạo 1 hệ sinh thái nhỏ. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi: "Vậy làm thế nào để chúng ta có được 1 môi trường tuần hoàn ổn định?"

Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ -N2)
gồm các nguyên tố hóa học sau:

- Amonia - NH3, từ chất thải của cá,tôm, tép..., và thức ăn thừa. Mỗi loài sinh vật có mức độ chịu đựng nồng độ Amonia khác nhau. Java moss (rêu cá đẻ) là 1 trong số loài rêu có thể hấp thụ trực tiếp NH4 hiệu quả. Amoniac là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử NH3. Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một chất khí độc, có mùi khai, tan nhiều trong nước.

- Nitrites NO2-, oxit của Nitơ - được chuyển hóa từ amonia NH3 bởi vi sinh Nitrosomonas Bacteria, vẫn còn độc tố, khiến sinh vật sống khó thở, và chết ở nồng độ cao.

- Nitrates NO3-, oxit của Nitơ - được chuyển hóa từ NO2 bởi vi sinh Nitrospira Bacteria, NO3 có độc tố nhẹ hơn NO2, dễ được hấp thụ bởi cây.

- Nitrogen - N2 - vô hại với thủy sinh.

- Nitơ (chữ Hán: khí Đạm) Ở điều kiện bình thường nó là một chất khí không màu, không mùi, không vị và khá trơ và tồn tại dưới dạng phân tử N2, còn gọi là đạm khí. Nitơ chiếm khoảng 78% khí quyển Trái Đất và là thành phần của mọi cơ thể sống. Nitơ tạo ra nhiều hợp chất quan trọng như các axít amin, amôniắc, axít nitric và các xyanua.

Trong môi trường tự nhiên - Nitơ tuần hoàn như sau:

- Cây trồng không đồng hóa trực tiếp Nitơ hữu cơ, mà phải nhờ các loại vi sinh vật phân hủy và chuyển hóa nguồn Nitơ bền vững thành ra Nitơ dạng dễ tiêu (NH3 hoặc NH4+), cung cấp nguồn dinh dưỡng Nitơ cho cây trồng, quá trình này được gọi là quá trình amôn hóa.
- Tiếp nối quá trình amôn hóa, các loài vi sinh vật lại chuyển hóa tiếp từ NH3 thành NO3 - được gọi là quá trình Nitrat hóa.
- Tiếp theo của quá trình Nitrat hóa, các loại vi sinh vật lại chuyển hóa từ NO3 - thành N2 để bù trả Nitơ cho không khí được gọi là quá trình phản Nitrat hóa.
- Dưới tác dụng của các loại vi sinh vật, Nitơ không khí được chuyển vào các hợp chất hữu cơ chứa Nitơ được gọi là quá trình cố định Nitơ phân tử.
- Tất cả các quá trình: cố định – phân hủy - chuyển hóa và phản Nitrat hóa luôn xảy ra dưới tác dụng của các loài vi sinh vật và tạo được thế cân bằng Nitơ. Nhờ đó mà đã khép kín được vòng tuần hoàn Nitơ trong tự nhiên.

(Các bạn tham khảo thêm tài liệu ở đây - http://giaoan.violet.vn/present/show/entry_id/240123)

Quay trở lại vấn đề chính - tuần hoàn Nitơ trong bể thủy sinh.

- Mang mô hình tuần hoàn Nitơ trên áp dụng vào bể thủy sinh ta có được sơ đồ dưới:

Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) 800px-Aquarium-NitrogenCycle

(1.) Nguồn thức ăn
(2.) Amoniac NH4 từ nguồn thức ăn dư, và chất thải của cá
(3.) Vi sinh Nitrosomonas Bacteria chuyển hóa NH4 thành NO2
(4.) Vi sinh Nitrospira Bacteria chuyển hóa NO2 thành NO3, được cây hấp thụ.
(5.) Việc thay nước tiếp tục loại bỏ được 1 phần NH4, NO3, NO2. Tạo môi trường sạch cho vi sinh có ích phát triển.
(6.) Ánh sáng giúp cây quang hợp,
(7.) Hập thụ CO2 của cá
(8.) Và cho ra O2, (*và ngược lại cho ra CO2 khi tắt đèn)
(9.) Vi sinh phân hủy hữu cơ dưới nền, làm giàu dinh dưỡng.

Một sơ đồ ngắn gọn khác cho các bạn tham khảo:

Vòng tuần hoàn của Nitrogen (Nitơ - N2) Nitrogen

Note:


Trên thực tế nếu bể mới làm chưa có bổ sung vi sinh, sẽ mất 2-6 tuần để hình thành 1 hệ thống tuần hoàn hoàng chỉnh. Vi sinh được bỏ vào để giảm thời gian đó và hoạt động nhanh nhất là trong 1 - 3 ngày cho đến 1 tuần.

Khi lọc ngừng hoạt động lâu, vòng tuần hoàn dễ dàng bị phá vỡ, và 1 số lượng lớn vi sinh trong lọc sẽ bị thay thế bởi vi khuẩn có hại, chúng sẽ tiến vào bể và làm ô nhiễm nguồn nước , sau đó nồng độ Amoniac tăng cao, lấn áp các vi sinh (hiếu khí) có lợi. Bởi vậy khi lọc bị tắt sau 1 thời gian 1 ngày nên làm vệ sinh lại, chủ yếu loại bỏ các chất mùn dơ, nơi chứa nhiều vi khuẩn hại. Hạn chế tối đa các chất dơ đó quay trở lại bể.

(tham khảo các loại lọc http://thuysinh.org/forum/showthread.php?t=2530)

Ở trên Admin không đề cập tới các loại Vi sinh yếm khí có ích, 1 loại vi sinh có lợi sống trong môi trường hoàn toàn không cần oxy. (thường được sử dụng trong công nghiệp xử lý chất thải hơn là trong thủy sinh - nên mình thấy không cần thiết đề cập tới).


__________________






Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
*****Lời nói chẳng mất tiền mua.*****Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.*****

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013 :: THƯ VIỆN :: Học Tập - Trao Đổi Kiến Thức :: Hóa Học-