Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013

ĐƯỜNG ĐẾN CÁNH CỬA ĐẠI HỌC MƠ ƯỚC !
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
Tổng hợp bí quyết: nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh hay 2/8/2013, 10:13 am
Nhận định về cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Tiếng Anh 2/8/2013, 9:51 am
Để làm tốt bài thi Tuyển Sinh môn Vật Lý 2/8/2013, 9:47 am
Các dạng đề văn thường gặp trong tuyển sinh đại học 2/8/2013, 9:46 am
Tư vấn tuyển sinh: Chọn nghề trước, chọn ngành sau 1/29/2013, 1:35 pm
Tư vấn tuyển sinh 2013: Bạn có phù hợp với ngành Du Lịch? 1/29/2013, 8:38 am
Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2013 do báo Tuổi Trẻ tổ chức 1/29/2013, 8:03 am
Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2013 do Báo Thanh Niên tổ chức 1/29/2013, 7:27 am
Tuyển sinh 2013: Nhiều trường tự cắt giảm chỉ tiêu 1/29/2013, 7:24 am
Tổng hợp những điểm mới trong kỳ tuyển sinh 2013 1/29/2013, 7:22 am
Tuyển sinh 2013: những ngành nghề thiếu lao động trong những năm tới 1/29/2013, 7:20 am
Tuyển sinh 2013: sẽ có sự phân biệt giàu nghèo khi tăng học phí 1/29/2013, 7:17 am
Tuyển sinh 2013: nhiều trường mở thêm ngành mới 1/29/2013, 7:16 am
Cuốn những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2013 1/29/2013, 7:01 am
Lịch thi Đại học Cao Đẳng 1/29/2013, 6:48 am
Tỉ lệ chọi Đại học Kinh tế Quốc dân 1/24/2013, 11:15 pm
Những câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng 1/24/2013, 10:59 pm
Trường Đại học Tài chính - Marketing - ngày hội "Tư vấn – Hướng nghiệp tuyển sinh 2013" 1/23/2013, 12:30 pm
'Chấm thi đại học sai sót, có biểu hiện đánh dấu bài' 1/23/2013, 11:18 am
Tăng lệ phí tuyển sinh, rút ngắn thời gian xét tuyển 1/23/2013, 11:09 am

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
3/16/2012, 1:36 pm
Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Bgavat12
Avatar
Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Bgavat18
Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Bgavat10Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Bgavat12Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Bgavat13
Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Bgavat15AdminTư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Bgavat17
Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Bgavat19Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Bgavat21Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Bgavat22
AdminAdmin
Tổng số bài gửi : 1697
Points : 36364
Join date : 01/04/2011
Age : 28
Đến từ : thị trấn Phú Hòa - huyện Phú Hòa - tỉnh Phú Yên
Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận Vide10

Bài gửiTiêu đề: Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận
http://vn.360plus.yahoo.com/bavu-vantue/

Sau phần tư vấn chung, các thầy cô đã chia nhóm tư vấn
chuyên sâu cho thí sinh. Nhiều câu hỏi thực tế về cơ hội việc làm được
thí sinh đặt ra cho ban tư vấn trong phần tư vấn chuyên sâu.


Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận ImageView
Học sinh tỉnh Bình Thuận đặt câu hỏi trực tiếp với các thầy cô - Ảnh : Minh Đức
* Sau này muốn làm việc gần nhà, nên học ngành nào, tỉnh Bình Thuận đang cần nhân lực những ngành nào”?

- TS Trần Lương Công Khanh: Tỉnh Bình
Thuận có thế mạnh về du lịch, nhu cầu liên quan nhân lực chế biên nông
sản, sau thu hoạch, du lịch, ngành “nóng” nhất liên quan đến sư phạm đã
bão hòa. Chuyên ngành thí sinh quan tân nhiều nhất là kinh tế, CNTT. Khi
học bất cứ ngành nào, thì cơ hội việc làm tại tỉnh cũng rất lớn đặc
biệt là về chế biến thủy, nông sản. Tỉnh đang có nhu cầu lớn với những
hướng dẫn viên du lịch biết tiếng Nga và tiếng Anh

- Th.S Trần Văn Thanh: Mũi Né là nơi
có những khu nghỉ mát lớn nhất cả nước, do đó tỉnh cần nhiều về nhân lực
du lịch. Từ đây đến năm 2020, tỉnh cần khoảng 50.000 nhân lực du lịch.
Trường ĐH Phan Thiết đào tạo quản trị khách sạn, lữ hành và ngôn ngữ
Anh. Các em lưu ý là không phải học về du lịch mới làm du lịch mà có thể
học về kế toán, quản trị kinh doanh, môi trường...và làm việc trong
ngành du lịch.

* Để học ngành kỹ thuật cần tố chất gì và làm thế nào để nhận học bổng của nhà trường?

- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Đa số các ngành
công nghệ kỹ thuật sẽ thi khối A, A1. Gần như khi tuyển sinh đầu vào,
ngành kỹ thuật công nghệ không yêu cầu kỹ năng đặc biệt gì cả. Tuy
nhiên, những năm gần đây, các xí nghiệp yêu cầu ngoài kiến thức chuyên
môn ở nhà trường phải giỏi tiếng Anh.

Em hoàn toàn có thể học thêm ở ĐH. Thứ hai là kỹ năng
mềm như giao tiếp, làm việc theo nhóm. Ở ĐH, nhà trường sẽ tổ chức các
đợt học ngoại khóa, ngoài giờ cho các em. Đầu tiên, em phải lo đậu vào
trường đã rồi sẽ học được thôi.

- Th.S Cổ Tấn Anh Vũ:
Với khối ngành kỹ thuật, khi muốn theo ngành này thì có phát triển sâu
hơn đòi hỏi phải có tư duy logic, khối kỹ thuật đòi hỏi cao. Ngành kỹ
thuật có một số ngành làm việc ở nhà máy, công trình nên các em cần
chuẩn bị.

* Em muốn học ngành công nghệ sinh học sẽ thi vào khối nào, trường nào?

- TS Nguyễn Kim Quang: Hiện nay, nguồn
nhân lực về công nghệ nói chung, CN sinh học nói riêng đang rất cần vì
đây là công nghệ mũi nhọn để thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Ngành
này ứng dụng trên nền tảng sinh học.

Ngoài ra, bạn phải có năng khiếu để nhận thức, sử dụng
những thiết bị liên quan để đo lường, đánh giá. Nếu quan tâm, bạn có thể
tìm hiểu tại một số trường đã đào tạo về ngành này chẳng hạn như ĐH
Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Bách Khoa, ĐH Nông Lâm, ĐH
Mở, ĐH Công nghiệp, ĐH Tôn Đức Thắng

- PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng: Ngành này
là ngành ứng dụng vào nhiều lĩnh vực của cuộc sống như ngành y (xét
nghiệm, chẩn đoán bệnh, dược phẩm, thụ tinh trong ống nghiệm...), môi
trường (vi sinh vật...), chế biến thực phẩm (lên men tạo sữa chua, chế
biến...), nông nghiệp (cây giống, vật nuôi...), ngành này phục vụ rất đa
dạng nên yêu cầu thiết bị hiện đại. Sinh viên cần có lòng say mê, tìm
tòi khám phá những cái mới. Hầu hết các trường thi khối A và B.

* Ngành quản lý tài nguyên và môi trường ngoài ĐH
Bách khoa có trường nào đảm bảo đầu ra? Ngành này phát triển thế nào
trong tương lai, nhất là tại Bình Thuận? Cơ hội việc làm ngành điện tử -
viễn thông như thế nào?

- PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng:
Nhóm ngành môi trường có nhiều ngành khác nhau như kỹ thuật môi trường,
công nghệ môi trường, quản lý môi trường và kinh tế tài nguyên và môi
trường.

Môi trường sống ngày càng xấu đi do quá trình phát
triển kinh tế, sản xuất. Có rất nhiều trường đào tạo ngành này như bách
khoa, khoa học tự nhiên, nông lâm... Ngành kỹ thuật môi trường tạo ra
những thiết bị, công cụ để xử lý môi trường. Ngành công nghệ môi trường
ứng dụng công nghệ vào xử lý môi trường.

Tốt nghiệp ngành này có thể làm việc ở các sở, phòng
tài nguuyên môi trường, các ban quản lý khu công nghiệp, các công ty,
cảnh sát môi trường...

TS Trần Lương Công Khanh: tốt nghiệp
ngành này, nếu em muốn làm trong cơ quan nhà nước các em cầm bằng tốt
nghiệp liên hệ với Sở nội vụ Bình Thuận. Có 3 mảng em có thể làm việc
khi tốt nghiệp là quản lý hành chính nhà nước (làm ở sở và phòng tài
nguyên môi trường), làm tại các khu công nghiệp và tham gia sản xuất
những vật liệu. Tỉnh đang có chế độ thu hút nhân lực.

Nếu tốt nghiệp thạc sĩ về tỉnh sẽ được nhận 30 triệu và
tiến sĩ là 50 triệu. Nếu không trúng tuyển ĐH em có thể xét tuyển vào
bậc CĐ và TCCN Trường CĐ Cộng đồng Bình Thuận có ngành gần với ngành môi
trường đó là quản lý đất đai.

- PGS-TS Đỗ Văn Dũng: Hiện nay không
còn tên ngành điện tử viễn thông mà đổi thành điện tử truyền thông. Hiện
ngành có nhu cầu nhân lực lớn nhất là năng lượng điện và kỹ thuật
truyền tải điện, ngành công nghệ điều khiển và tự động hóa.

Riêng ngành điện tử truyền thông cơ hội việc làm chỉ
nhiều bên các thiết bị truyền thông như điện thoại còn lĩnh vực điện tử
dân dụng ngày càng ít do qui mô sản xuất bị thu hẹp.

* Cơ hội việc làm ngành dầu khí như thế nào? Học ngành dầu khí có thể làm việc ở đất liền không?

- PGS-TS Đỗ Văn Dũng: Hiện 3 trường ĐH
Bách khoa TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội đều có đào tạo ngành này. Ngoài ra
còn có ĐH Bà Rịa Vũng tàu, ĐH Dầu Khí và ĐH Mỏ địa chất đào tạo ngành
này.

Hiện chúng ta đã tìm ra một số mỏ dầu mới và đang khai
thác. Công tác thăm dò cũng đang tiếp tục. Hiện nước ta đang đầu tư khai
thác dầu khí ở nước ngoài. Nếu học dầu khí mà muốn làm trên bờ có thể
làm ở Viện nghiên cứu dầu khí ở Vũng Tàu. Nếu học về kỹ thuật khai thác
dầu khí thì phải làm ngoài biển.

- ThS Cổ Tấn An Vũ: Để phục vụ trong
ngành dầu khí các bạn có thể học nhiều ngành khác ví dụ như địa chất.
Ngoài ta chúng ta có thể theo học các ngành phục vụ công nghiệp dầu khí
như thiết kế các giàn khoan, công trình nổi, vận tải dầu khí.

* Em là người ít có kỹ năng giao tiếp, nhưng em thích ngành luật, nhờ thầy cô tư vấn thêm cho em?

- Th.S Lê Văn Hiển: Em yêu thích ngành
luật, ngành này đào tạo đa dạng về nghề nghiệp. Em có thể làm việc ở
tòa án, viện kiểm soát, sở tài nguyên - môi trường, làm chuyên viên tư
vấn pháp lý trong nhiều lĩnh vực. Khi thi vào ngành luật không đòi hỏi
xét tuyển mà chỉ cần tốt nghiệp THPT. Trường ĐH Luật TP.HCM tuyển sinh
khối A, C, D1,3. Kỳ thi tuyển sinh năm nay trường bổ sung thêm khối thi
A1 cho tất cả các ngành. Trong quá trình học, các bạn sẽ được định hướng
về những ngành luật khác nhau.

Những bạn có tố chất mạnh mẽ có thể đi vào những cơ
quan tòa án, làm thẩm phán. Giả sử, không làm những nơi này bạn có thể
làm trong các cơ quan nhà nước, làm nghiên cứu về pháp lý... Tùy theo
từng công việc, em có những tố chất phù hợp nên em không phải băn khoăn
gì cả. Trường cũng có những cuộc thi để hình thành tố chất của sinh
viên, giúp các bạn định hướng nghiệp tương lai. Ngành luật đào tạo trong
bốn năm.

* Nguyện vọng 1,2 và điểm sàn là gì? Học sinh Bình Thuận có được cộng điểm khuyến khích hay không?

- TS Trần Thế Hoàng: Lúc đăng ký dự
thi đại học, bạn chỉ có một NV là NV1. Mình không ghi trong hồ sơ là
NV2,3 và những NV khác. Nguyện vọng theo mã ngành với bảy chữ số, chữ D
cho đại học và chữ C là cao đẳng.

Điểm sàn chúng ta không biết trước nhưng thông thường khoảng 13 điểm tùy theo năm và tùy theo khối. Theo đó, điểm sàn CĐ là 10.

- PGS.TS Huỳnh Thanh Hùng:
Điểm sàn là sau khi các bạn thi, Bộ GD-ĐT xem điểm thi và ấn định điểm
sàn. Các trường căn cứ vào điểm này để xét tuyển. Điểm trúng tuyển là do
trường công bố để vào trường. Điểm xét tuyển là điểm các trường công bố
khi xét tuyển NV khi không đủ chỉ tiêu. Học sinh Bình Thuận vẫn hưởng
chính sách ưu tiên bình thường như mọi năm.

* Em muốn học ngành sư phạm. Ngoài trường ĐH Sư
phạm TP.HCM em có thể học ở trường nào ở khu vực phía Nam? Học ngành này
có được miễn giảm học phí không, có dễ tìm việc làm không?

- PGS-TS Đỗ Văn Dũng: Em có thể thi
vào ngành sư phạm Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Sài Gòn, Qui Nhơn, Tây
Nguyên... Ngoài ra các em có thể thi vào ngành sư phạm kỹ thuật tại
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM. Tốt nghiệp sư phạm kỹ thuật có thể
dạy ĐH, CĐ hay các trường nghề. Theo học sư phạm các em sẽ được miễn
hoàn toàn học phí.

* Em muốn học ngành y nhưng không thích tiếp xúc với những ca cấp cứu. Vấn đề việc làm trong ngành y ở Bình Thuận như thế nào?

- Th.S Huỳnh Trương Lệ Hồng: Nghe nói
đến y dược hầu như các em chỉ nghĩ đến bác sĩ đa khoa. Ngoài đào tạo bác
sĩ, các trường còn đào tạo bác sĩ y học dự phòng, bác sĩ răng hàm mặt, y
học cổ truyền. Ngoài ra, còn có ngành cử nhân điều dưỡng, hộ sinh, kỹ
thuật viên phục hình răng, kỹ thuật hình ảnh, cử nhân y tế công
cộng...Chúng ta có nhiều ngành trong khối y dược, em có thể tham khảo
những ngành trên.

Lưu ý là học ngành y là liên quan đến cứu sống một mạng
người, em thấy sợ cấp cứu nhưng nếu như cứu được mạng sống của con
người thì sẽ yêu nghề mình hơn. Ngoài hệ đại học, tại Bình Thuận có CĐ Y
tế đào tạo điều dưỡng trong ba năm và ngành hộ sinh. Trường này không
thi mà xét tuyển theo khối B (toán, hóa, sinh).

- Th.S Trần Lương Công Khanh: Nếu em
quan tâm đến việc làm trong các cơ quan công lập sẽ làm việc tại bệnh
viện tỉnh, huyện, xã. Ngoài ra, em có thể làm việc tại các bệnh viện đa
khoa tư nhân. Em cũng có thể đăng ký để mờ phòng khám tư nhân.

* Hiện có ít người thi khối C. Vậy thi khối C có lợi thế gì không, có những ngành nào?

- TS Phạm Tấn Hạ: Khối C có rất nhiều
ngành chứ không chỉ có văn, sử, địa. Tùy vào năng lực và sở thích của
mình mà các em có thể chọn ngành và trường phù hợp. Có thể học ở địa
phương, trường công lập hay tư thục. Làm sao để khi ra trường có thể làm
việc và sống tốt bằng nghề mình theo học.

* Em muốn thi vào ĐH Y dược nhưng em biết điểm thi khá cao. Vậy em không trúng tuyển sẽ học trung cấp được không?”

- Th.S Huỳnh Trương Lệ Hồng: Không đủ
điểm vào ĐH, em sẽ tham gia xét tuyển vào trung cấp. Tại Trường ĐH Y
dược có nhiều ngành như gây mê hồi sức, kỹ thuật hình ảnh, nữ hộ
sinh...nên Bộ Y tế có công văn đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép trường được
tiếp tục đào tạo về trung cấp y dược của trường.

* Em là học sinh lớp 11, em vẫn chưa biết chọn
ngành nào. Làm thế nào để xác định ngành nghề và phải chuẩn bị gì cho kỳ
tuyển sinh năm sau?

- ThS Lâm Tường Thoại: Việc chọn ngành
nghề là cực kỳ quan trọng đối với các em sau này. Do đó các em cần phải
xác định ngành nghề cho mình. Các em có thể tham khảo từ thầy cô, bạn
bè, cha mẹ để biết tố chất mình, có khả năng sở trường gì.

Ngoài ra các em có thể tiếp cận đến các công việc mình
yêu thích để thấy mặt được và mặt trái của ngành nghề. Bên cạnh đó các
em có thể sử dụng các công cụ trắc nghiệm để xác định nghề nghiệp yêu
thích.

Sau khi xác định nghề nghiệp yêu thích các em có thể
tham khảo về cơ hội việc làm của ngành nghề tuy nhiên không quá quan
trọng việc này. Kinh tế và xã hội luôn phát triển và thay đổi, cơ hội để
mình làm việc là sống tốt bằng nghề mình theo học là không hề nhỏ.

* Em muốn thi vào ngành bác sĩ thú y. Ngành này đào tạo những gì, có phải học rất chán không?

- PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng: Ngành này
đào tạo ra bác sĩ để chữa bệnh cho vật nuôi. Ngành này trang bị kiến
thức để tìm hiểu, nghiên cứu chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh cho
thú y. Thời gian đào tạo 5 năm. Tốt nghiệp có thể làm việc ở các chi cục
thú y, trạm kiểm dịch động vật, bệnh viện thú y... Ngoài giờ làm việc
hành chính các em có thể mở phòng mạch để chữa bệnh cho vật nuôi.

* Em muốn thi vào Trường ĐH Y dược TP.HCM nhưng điểm chuẩn vào trường quá cao. Em phải làm gì để có thể học ở trường?

- ThS Huỳnh Trương Lệ Hồng: Nếu thi
vào các ngành bác sĩ đa khoa, dược sĩ thì điểm chuẩn rất cao. Nếu các em
thi vào các ngành cử nhân như kỹ thuật hình ảnh, gây mê hồi sức, hộ
sinh... thì điểm chuẩn sẽ thấp hơn. Nếu vẫn không đủ điểm vào hệ cử nhân
các em có thể xét tuyển vào bậc TCCN của trường. Trường xét tuyển 2 môn
toán và sinh dựa vào điểm thi ĐH.

* Em không đủ điểm vào CN sinh học thì xét tuyển vào Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) như thế nào?

- TS Nguyễn Kim Quang: Em không đủ
điểm vào ĐH nhưng trên điểm sàn thì em có thể xét tuyển vào những ngành
của trường khác. Riêng tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên, nếu ngành nào đó
không đủ chỉ tiêu thì trường sẽ xét tuyển NV2. Ngành CN sinh học có
điểm khá cao, bạn không đậu thì có thể xét vào những ngành khác của
trường nếu đủ điều kiện.

Phải xét như thế nào, phụ thuộc vào điểm tuyển của từng
năm. Điểm tuyển của từng ngành của từng năm khác nhau nên em cần chú ý
để lựa chọn. Những năm trước ngành này có thể tuyển qua hải dương học,
khí tượng, thủy văn. Ngành hóa học có năm tuyển NV2 nhưng có năm không
tuyển.

- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Hiện nay, ở
nhiều trường có thêm NV1B. Tại Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM)
cho đăng ký NV1B khi các em đến làm hồ sơ đăng ký dự thi. Ở nhiều trường
ĐH Quốc gia đều có NV1B này.

- Th.S Trần Lương Công Khanh: Nếu em không đủ điểm, em có thể xét tuyển vào CĐ, trung cấp ở tỉnh Bình Thuận.

* Chỉ tiêu tuyển khối C mấy năm gần đây ít. Cơ hội việc làm của ngành báo chí?

- TS. Phạm Tấn Hạ: Thực ra chỉ tiêu
khối C không hề ít. Riêng ngành báo chí hiện đang là ngành hot và 4 năm
nữa ngành học này vẫn rất hot. Sinh viên ngành báo chí ra trường không
chỉ làm báo chí mà làm lĩnh vực PR.

Các em muốn thi vào ngành này không sợ thất nghiệp. Tuy
nhiên, học không tốt vẫn thất nghiệp như thường. Như vây các bạn phải
đầu tư cho việc học, tự rèn luyện các kỹ năng mềm, ngoại ngữ… Hiện nay,
nhiều đơn vị tuyển dụng chê sinh viên kém về ngoại ngữ. Các bạn cần khắc
phục việc này để có nhiều cơ hội việc làm hơn.



Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận ImageView
Thạc sĩ Lê Văn Hiển, phó phòng đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM tư vấn cho thí sinh - Ảnh : Minh Đức


Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận ImageView
Học sinh tỉnh Bình Thuận chăm chú lắng nghe tư vấn - Ảnh : Minh Đức


Tư vấn chuyên sâu tại Bình Thuận ImageView
Thạc sĩ Lâm Tường Thoại, chuyên viên tư vấn trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) tư vấn cho thí sinh - Ảnh : Minh Đức
* Ngành tự động hóa của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cơ hội việc làm như thế nào?

- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Ngành này tên là
công nghệ điều khiển và tự động hóa. Tại Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật
TP.HCM, có ba khuynh hướng tự động hóa. Tự động hóa trong điện, tự động
hóa cơ khí và công nghệ cơ điện tử. Ngành này đòi hỏi phải xuống xưởng,
thực hành nhiều. Sau khi ra trường, sinh viên có thể làm việc được ngay.
Hiện nay có nhiều Trường CĐ em có thể theo học ngành này như Lý Tự
Trọng, Cao Thắng, Công Thương, CĐ nghề TP.HCM...

* Xin giải thích cho em biết rõ hơn về đào tạo theo tín chỉ?

- TS. Phạm Tấn Hạ: Hiện tại tất cả các
trường ĐH đều đào tạo theo tín chỉ. Học tín chỉ khác hẳn so với học
niên chế. Thông thường đối với học tín chỉ những bạn học giỏi sẽ ra
trường trước các bạn học dở.

* Ngành tài chính ngân hàng được rất nhiều bạn dự thi. Sắp tới nhân lực ngành này có bão hòa không?

- TS Trần Thế Hoàng: Khi đánh giá về
ngành này, các em phải nhìn toàn cảnh. Số thí sinh thi vào ngành này khá
lớn. Chỉ tiêu khối ngành kinh tế chiếm trên 40% tổng chỉ tiêu phân bổ
hàng năm. Các trường ĐH khi mở ra, hầu hết hết đều tuyển sinh ngành kinh
tế do nhu cầu của xã hội.

Theo dự báo, nhóm ngành kinh tế, trong đó có ngành
tài chính ngân hàng cần nhu cầu nhân lực đến năm 2020 tiếp tục tăng
khoảng 10%. Các em phải lưu ý nhu cầu nhân lực của ngành may mặc, chế
biến thủy sản khác với nhóm ngành kinh tế, tài chính ngân hàng. Nhóm
ngành này đòi hỏi nhân lực phải qua đào tạo, có trình độ cao chứ không
phải lao động phổ thông. Do đó, nhu cầu nhân lực ngành này trong tương
lai sẽ tiếp tục phát triển chứ không bão hòa.

Hiện nay các bạn nghĩ sẽ gắn bó suốt đời với ngành
mình học. Trong quá trình học tập, hạnh phúc nhất là chọn được nghề mình
mong muốn. Tuy nhiên có những lúc nghề chọn mình chứ không phải mình
chọn nghề. Kiến thức ĐH là nền tảng, từ đó chúng ta có thể học và lấy
bằng ĐH thứ 2. Từ đó các bạn có thể làm ở một ngành khác.
* Em dự định thi khoa ngữ văn Anh Trường ĐHKHXH&NV TP.HCM. Học ngành này được học những kiến thức nào, ra trường làm gì?
- TS Phạm Tấn Hạ: Hiện nay ở phía Nam
có khoảng 40 trường ĐH, CĐ đào tạo ngành này nhưng hiện nay tại Trường
ĐHKHXH&NV TP.HCM ngành này là thế mạnh của trường. Ngành này dạy
những kiến thức về ngôn ngữ Anh, văn học Anh… Các em học ngành này ra
trường có thể làm biên phiên dịch, làm việc các công ty nước ngoài…

* Ngoài Trường ĐH Sư phạm TP.HCM có trường nào đào tạo ngành sư phạm toán?

- TS Phạm Tấn Hạ: Trường ĐH Sư phạm
TP.HCM là trường có bề dày thành tích đào tạo ngành sư phạm. Em cũng có
thể học khoa toán Trường ĐH KHTN (ĐHQG TP.HCM) sau đó em học thêm chứng
chỉ sư phạm thì có thể đi dạy. Theo thông tin của Sở GD-ĐT Bình Thuận,
địa phương này đang rất cần nhân lực ngành sư phạm nhất là những ngành
khoa học cơ bản.

* Ngành năng lượng hạt nhân trường nào đào tạo và khuynh hướng phát triển?

- TS Nguyễn Kim Quang: Ngành này đào
tạo tại Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) và Trường ĐH
Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội). Ngành này kế thừa trên ngành vật
lý hạt nhân và trước đó đã có nhiều ứng dụng ngành này như y tế, môi
trường, nông nghiệp về biến đổi nhóm cây trồng, dược học...

Để phát triển nhân lực đáp ứng nhu cầu hạt nhân, các
bạn có thể học theo hướng kỹ thuật hạt nhân để làm bệnh viện, nông
nghiệp, viện nghiên cứu hạt nhân, thiết bị trong y khoa...Bạn muốn nào
ngành này thì chuyên sâu, tập trung vào.

- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Ở Ninh Thuận sắp
tới sẽ xây hai nhà máy điện hạt nhân. Các em hình dung, ngành này cần
nhiều kỹ sư ngành khác như kỹ sư nhiệt, cơ khí, điện, công nghệ tự động
và kỹ thuật điều khiển...không phải học hạt nhân mới làm ở nhà máy hạt
nhân được. Cũng giống như học cơ khí nhưng lại làm ở...khách sạn ở bộ
phận về thiết bị, thang máy.

* Ngành QTKD và quản trị nhà hàng khách sạn khác nhau thế nào?

- ThS Trần Văn Thanh - phó hiệu trưởng Trường ĐH Phan Thiết:
Ngành QTKD tập trung vào nhiều lĩnh vực: quản trị hành chính, quản trị
sản xuất, quản trị tài chính, quản trị kế toán... Ngành quản trị khách
sạn có một số đặc thù. Ngoài kiến thức cơ sở ngành, kiến thức quản trị
quản lý các em được trang bị thêm các kiến thức về lễ tân, nghiệp vụ
buồng, nghiệp vụ hướng dận, nghiệp vụ an ninh...

Không phải học đúng ngành khách sạn mới làm trong lĩnh
vực du lịch, khách sạn. Các em có thể học ông nghệ môi trường, chế biến
thực phẩm, kế toán... đều có thể làm việc trong lĩnh vực nhà hàng, khách
sạn.

* Em định thi vào khoa tâm lý học, ngành này dạy những kiến thức gì?

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành tâm lý rất
rộng. Các bạn được trang bị những kiến thức để tiếp cận đối tượng, thân
chủ của mình. Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm hết sức
quan trọng. Nếu sinh viên nào ra trường có kỹ năng mềm sẽ có rất nhiều
lợi thế. Đặc biệt, đối với ngành tâm lý cần rất nhiều kỹ năng mềm.

Bên cạnh đó, học ngành này đòi hỏi sinh viên phải có
tính kiên nhẫn, biết chia sẻ… để làm tốt công việc của mình. Đây là
ngành học điểm chuẩn tương đối cao. Nếu em thật sự thích thì cứ mạnh dạn
đăng ký dự thi. Các bạn có thể làm việc tại các công ty kinh doanh,
nhân viên tư vấn, làm việc tại các bệnh viện…

* Ngành xây dựng cầu đường của Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cơ hội việc làm như thế nào?

- Th.S Cổ Tấn Anh Vũ: Nhiều trường đào
tạo ngành này. Năm nay, chuyên ngành xây dựng cầu đường ghi thêm trong
hồ sơ mã ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, em nên lưu ý.
Xây dựng cầu đường chỉ là một chuyên ngành trong ngành kỹ thuật công
trình giao thông. Hiện nay hệ thống giao thông của chúng ta về cao tốc,
đường sắt Metro...

Chính phủ đã có kế hoạch phát triển. Để đáp ứng sự phát
triển này, đòi hỏi phải có kiến thức về lĩnh vực này. Có điều, các em
chú ý hiện nay là việc làm ở nước ta thừa thì cũng thừa và thiếu và cũng
thiếu. Vì vậy, với ngành kinh tế vận tải biển là một trong những ngành
phát triển. Ngành này nằm trong chính sách phát triển kinh tế biển của
nước ta. Thời gian vừa qua, chúng ta chưa đầu tư nhiều lắm cho ngành
này. Các em học ngành này có sự chuẩn bị kiến thức tốt và những kỹ năng
như ngoại ngữ, tin học, giao tiếp thì khả năng tìm việc của các em là
rất tốt.

* Xin cung cấp cho em các thông tin về ngành luật. Nhu cầu nhân lực ngành luật trong tương lai như thế nào?

- ThS Lê Văn Hiển: Trường ĐH Luật
TP.HCM đang đào tạo rất nhiều ngành trong lĩnh vực luật pháp: luật dân
sự, luật quốc tế, luật hình sự… Sinh viên các ngành đều học những môn
kiến thức cơ sở ngành giống nhau, sau đó vào giai đoạn chuyên ngành sẽ
được học những kiến thức chuyên ngành. Sinh viên tốt nghiệp ĐH luật ra
trường có thể làm việc trong rất nhiều vị trí, cơ quan khác nhau trong
lĩnh vực luật. Không phải sinh viên luật ra trường là đều làm luật sư.

Sau khi tốt nghiệp trường luật các bạn vẫn có thể làm
việc trong ngành công an nếu địa phương có nhu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên
để vào làm việc trong ngành công an các bạn phải trải qua khâu sơ tuyển
các tiêu chí đặc thù của ngành: lý lịch, sức khỏe…

* Xin cung cấp thông tin tuyển sinh của các trường quân đội, công an. Các trường này tuyển sinh có dễ hay khó?

- TS Phạm Tấn Hạ: Sức học khá trở lên
thì các em mới nên nghĩ đến các trường khối quân đội, công an. Nhiều năm
nay các trường khối quân đội, công an có điểm chuẩn rất cao. Đồng thời,
các trường này đều có sơ tuyển về lý lịch và sức khỏe. Các em nên tìm
hiểu rõ việc này tại Ban chỉ huy quân sự và công an địa phương để tìm
hiểu rõ thông tin này. Học những trường này sinh viên được miễn học phí
và ra trường sinh viên sẽ được phân công công tác.

Theo quy định của ngành Công an, tất cả thí sinh dự thi
vào học viện, trường đại học Công an đều phải qua sơ tuyển tại công an
các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nới thí sinh đăng ký hộ khẩu
thường trú (Hồ sơ ĐKDT mua tại nơi sơ tuyển).

Ngoài ra bạn cần đạt tiêu chuẩn về sức khỏe và chính trị
Tiêu chuẩn sức khỏe:
Nam: cao 1,64m - 1,80m; nặng 48kg - 75kg
Nữ: cao 1,58m - 1,72m; nặng 45kg - 57kg
Không có đặc điểm dị hình, dị dạng.

Tiêu chuẩn chính trị: Là Đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.
Đảm bảo tiêu chuẩn chính trị Bộ Công an quy định: Bản thân và các thân
nhân trong gia đình (ông, bà nội, bố, mẹ đẻ, người nuôi dưỡng bản thân)
có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, chấp hành tốt chủ trương chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của chính quyền địa phương.
Bộ Công an chỉ tuyển vào ĐH và Trung cấp công an đối với những thí sinh
đạt yêu cầu sơ tuyển và dự thi vào một trong các học viện, trường ĐH
công an.

Khác với quy định đối với thí sinh nộp hồ sơ vào các
trường thuộc khối dân sự, thí sinh dự thi vào các trường công an không
nộp hồ sơ đăng ký dự thi qua Sở GD-ĐT mà nộp trực tiếp cho công an quận,
huyện, thị xã để chuyển về công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương. Thí sinh không trúng tuyển ĐH, nếu có nguyện vọng sẽ được xét
tuyển vào Trung cấp theo nguyên tắc lấy điểm liền kề từ cao xuống thấp
theo chỉ tiêu của công an từng đơn vị, địa phương.

Thực tế hiện nay, các trường khối công an có điểm trúng
tuyển rất cao trong khi các trường khối quân đội điểm trúng tuyển thấp
hơn.

* Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô và sư phạm kỹ thuật ô tô khác nhau như thế nào?

- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Sự khác biệt
của hai ngành này là thời gian học, học công nghệ kỹ thuật ô tô và ngành
sư phạm 4,5 năm vì có 0,5 năm học thêm về nghiệp vụ sư phạm. Thứ hai,
em học sư phạm kỹ thuật ô tô được miễn 100% học phí và ngành kia đóng
học phí 3,7 triệu đồng/năm. Thứ ba, về bằng cấp ngành công nghệ kỹ thuật
ô tô chỉ có bằng kỹ sư này. Những bạn học sư phạm kỹ thuật ô tô sẽ có
thêm bằng sư phạm.

Các bạn học về sư phạm ô tô có thêm cơ hội dạy ở các
trường trung cấp, CĐ bên cạnh những cơ hội việc làm những nơi khác. Ở
các công ty hiện nay do kiến thức, công nghệ thay đổi liên tục nên phải
có người phụ trách về đào tạo. Những người này vừa có kiến thức chuyên
môn vừa có kiến thức giảng dạy nên rất được ưu tiên.

* Ngành công nghệ kỹ thuật điện - điện tử ra trường làm những việc gì?

- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Hiện nay có
nhiều trường đào tạo như ĐH Bách Khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Sư phạm
kỹ thuật, Nông Lâm, Công nghiệp, Giao thông vận tải...Ngành này làm ở
tất cả các nhà máy liên quan đến điện tử như điện tử dân dụng, điện tử
viễn thông, di động, chế tạo ra các con chip... Riêng về điện dân dụng
cơ hội việc làm ít hơn các ngành khác.

- Th.S Cổ Tấn Anh Vũ: Hiện nay có hai
chuyên ngành điện và tự động hóa tàu thủy, điện dân dụng công nghiệp tại
Trường ĐH GTVT TP.HCM. Với lĩnh vực hàng hải, trong một hai năm gần đây
bắt buộc phải bố trí kỹ sư điện trên tàu. Học tự động tàu thủy không
chỉ đi tàu mà làm việc tại các công ty, xí nghiệp tàu thủy, các nhà máy
đóng tàu...Tại trường, có nhiều ngành khác như điện tử truyền thông, kỹ
thuật điều khiển và tự động hóa...

- Th.S Trần Lương Công Khanh: Em muốn học gần nhà có thể xét tuyển vào CĐ Cộng đồng Bình Thuận. Sau đó, liên thông lên các trường ĐH về ngành này.

* Nếu thi ĐH Y dược TPHCM không trúng tuyển vào
ngành đăng ký em có thể chuyển điểm sang ngành khác bậc ĐH có điểm phù
hợp không?

- ThS Huỳnh Trương Lệ Hồng: Khi chọn
ngành, nếu không đủ điểm vào ngành đăng ký các em sẽ không được chuyển
ngành. Do đó, học sinh cần cân nhắc để chọn ngành phù hợp với sức học
của mình. Nếu không trúng tuyển ĐH các em có thể xét tuyển vào học trung
cấp. Khi tốt nghiệp TCCN, phải có thời gian công tác 36 tháng mới được
dự thi liên thông.

* Ngành bảo hộ lao động đào tạo những gì? Cơ hội việc làm như thế nào?

- TS Trần Thế Hoàng: Hiện có hai
trường đào tạo ngành này là Tôn Đức Thắng (TP.HCM) và Công đoàn (Hà
Nội). Ngành này đào tạo kỹ sư có kỹ năng giám sát vận hành sản xuất, xử
lý yếu tố vệ sinh môi trường, giám sát an toàn lao động... Tốt nghiệp có
thể làm việc ở Sở KĐTBXH và sở công nghiệp, các doanh nghiệp...

* Ngành cơ khí học gì, cơ hội việc làm ra sao?

- PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Ngành kỹ thuật
cơ khí nói chung hiện có hai hướng đào tạo là công nghệ chế tạo máy và
công nghệ kỹ thuật cơ khí. Hiện nay, ngành này làm nhiều bằng máy tự
động ra sản phẩm. Chẳng hạn như làm ra một cái chai, thì những người làm
kỹ thuật cơ khí sẽ làm khuôn này. Đây là công việc của ngành cơ khí.

Hướng khác là vừa cơ khí, điện tử, CNTT. Ví dụ một con
robot tự động các em phải làm chi tiết như bánh xe, mạch điện tử, lập
trình...Cơ điện tử là giao thoa của cơ khí, cơ điện tử và CNTT. Hướng
này có rất nhiều việc làm. Các em hoàn toàn có thể yên tâm.

* Ngành quan hệ quốc tế khi ra trường xin việc làm có đòi hỏi ngoại hình không?

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành này không
tuyển về ngoại hình. Thật sự sinh viên ngành này rất năng động. Hiện đã
có 4 khóa sinh viên của trường chúng tôi ra trường và đã chứng tỏ được
năng lực của họ. Tôi đánh giá rất cao về sinh viên ngành này, họ có kiến
thức chuyên môn tốt và giỏi kỹ năng. Ngành này đòi hỏi sự năng động,
người chậm chạp không thể theo nghề này. Đặc biệt khả năng giao tiếp và
kỹ năng ngoại giao, đàm phán…Em có thể tìm hiểu thêm những thông tin về
ngành này trên website của nhà trường.

* Nếu em sức khỏe không tốt thì có học dược được không? Ngành này thiên về hóa hay sinh?

- ThS Huỳnh Trương Lệ Hồng: Chương
trình học ĐH rất nặng nên đòi hỏi các bạn phải có sức khỏe để có thể
hoàn thành chương trình học. Ngành dược đào tạo về bào chế, quản lý
dược, công dụng của từng loại dược phẩm... Khi tốt nghiệp có thể làm
việc ở bệnh việc, các xí nghiệp dược phẩm, trung tâm y tế. Nếu muốn làm
bào chế dược thì có thể làm ở các công ty dược. Nếu không có sức khỏe
thì sau khi tốt nghiệp em có thể mở nhà thuốc, như thế sẽ phù hợp với
sức khỏe của các em hơn.

* Nhân lực của ngành Metro ra sao?

- Th.S Cổ Tấn Anh Vũ: Đây là một
chuyên ngành của ngành kỹ thuật công trình giao thông. Hiện nay đường bộ
không đáp ứng đủ nhu cầu vận chuyển, vận tải hành khách, hàng hóa...nên
mở thêm đường sắt Metro. Hệ thống này có đoạn đi ngầm trong lòng đất và
có đoạn trên mặt đất do đó có những công nghệ khác với giao thông đường
bộ. Đây là chuyên ngành hoàn toàn mới tại Việt Nam và Trường ĐH GTVT
TP.HCM là trường đầu tiên đào tạo và hiện nay có thể ĐH GTVT cơ sở 2 và
Trường ĐH Hồng Bàng. Ngành này đòi hỏi phải có phương tiện nghiên cứu và
tốn rất nhiều kinh phí nên em cần chọn trường uy tín thì được đào tạo
tốt hơn.

* Em học kinh tế nhưng nghe nói ngành này muốn làm việc trong cơ quan nhà nước phải có người quen và đấu đá phải không ạ?

- ThS Lâm Tường Thoại: Học các ngành
thuộc nhóm ngành kinh tế chắc chắc có việc làm bởi rất nhiều đơn vị
tuyển dụng. Tuy nhiên bạn có việc làm hay không tùy thuộc vào bản thân
mình, tùy thuộc vào kiến thức và kỹ năng mà em tích lũy được chứ không
phải cứ có bằng ĐH-CĐ là có việc làm. Bất kỳ lĩnh vực nào đều có sự cạnh
tranh, cạnh tranh để mình ngày càng giỏi và hoàn thiện hơn.

Nếu hiểu đấu đá theo nghĩa tiêu cực thì ở đâu cũng có
bởi ở đâu cũng có người xấu, người tốt. Vấn đề là mình có thích ứng được
hay không. Nếu mình giỏi thực sự thì đi đâu cũng có thể tìm việc và
thành công.

- PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng: Việc quen
biết cũng là một cơ hội để tìm việc làm. Tuy nhiên năng lực của chúng ta
mới là yếu tố quyết định cơ hội nghề nghiệp của mình. Hai bạn học chung
lớp với nhau nhưng cùng cơ quan, người lương cao người lương thấp. Điều
đó là do năng lực và khả năng của mỗi người khác nhau.

* Kế toán và kiểm toán khác nhau thế nào?

- ThS Lâm Tường Thoại: Cái khác đầu
tiên đó là mã ngành khác nhau. Ngành kiểm toán là ngành kiểm tra công
tác kế toán. Ngành kiểm toán đào tạo phần lớn môn học giống như kế toán
nhưng có thêm các môn về nghiệp vụ kiểm toán. Người làm kiểm toán phải
nắm vững công tác kế toán.

Tốt nghiệp kiểm toán vẫn có thể làm kế toán. Người tốt
nghiệp kế toán cũng có thể thi lấy chứng chỉ để làm kiểm toán viên.
Chương trình học có khác nhau nhưng tốt nghiệp kế toán có thể làm kiểm
toán và ngược lại.Tốt nghiệp ngành kiểm toán có thể làm kiểm toán nội bộ
ở các công ty. Muốn làm kiểm toán viên ở các công ty kiểm toán độc lập
hay kiểm toán nhà nước phải học và được cấp chứng chỉ hành nghề mới được
làm kiểm toán viên.

* Ngành quản trị luật dạy những kiến thức gì? Sau khi ra trường làm việc ở đâu?

- ThS Lê Văn Hiển: Ngành quản trị luật
hiện chỉ có Trường ĐH Luật TP.HCM đào tạo. Ngành này đào tạo khối kiến
thức song ngành kiến thức của một cử nhân kinh tế , đồng thời kiến thức
cử nhân luật. Thời gian đào tạo ngành này là 5 năm. Khi ra trường các
bạn có thể làm việc trên cả hai lĩnh vực này và có nhiều lợi thế. Cơ hội
học sau ĐH của ngành này cũng rất rộng cả lĩnh vực quản trị kinh doanh
và luật. Thi vào ngành này khối A, A1, D, D1, D3.

* Sư phạm mầm non thi khối gì? Sau khi tốt nghiệp
ngành sư phạm mầm non em muốn mở trường mẫu giáo thì cần điều kiện và
thủ tục như thế nào?

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành giáo dục mầm
non ở cả hệ ĐH và CĐ đều thi tuyển khối M, gồm ba môn thi: văn, toán và
năng khiếu (hát, múa, đọc diễn cảm). Dự kiến năm nay môn năng khiếu khối
M không nhân hệ số. Hệ CĐ ngành này đào tạo ba năm, hệ ĐH bốn năm, tốt
nghiệp ra trường làm cô giáo dạy trẻ hoặc cán bộ ngành giáo dục. Nếu em
muốn mở trường mẫu giáo thì cần liên hệ với phòng giáo dục địa phương để
hỏi thủ tục, điều kiện thành lập trường mầm non.

* Ngành báo chí hiện có điểm chuẩn rất cao. Em có thể học ngành học khác nhưng sau này ra trường làm báo được không?

- TS Phạm Tấn Hạ: Đúng là ngành báo
chí nhiều năm qua có điểm chuẩn rất cao. Tuy nhiên không phải sinh viên
nào tốt nghiệp ngành báo chí đều làm báo. Thực tế không phải tất cả
những người làm báo đều học ngành báo chí. Như vậy em có thể học một
ngành nào đó, sau này ra trường nếu em yêu thích nghề báo và có năng
khiếu vẫn có thể làm báo được. Nếu cảm thấy mình không đủ sức thi vào
ngành báo chí , các em có thể thi vào những ngành như văn học, ngôn ngữ,
xã hội học… sau khi ra trường em vẫn có thể làm báo được.

* Ngành chế biến thực phẩm và công nghệ môi trường cơ hội việc làm như thế nào?

- - PGS.TS Đỗ Văn Dũng: Nhiều trường
đào tạo về ngành này như công nghệ hóa thực phẩm (ngành hóa) Trường ĐH
Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Công nghiệp,
Nông Lâm, Văn Lang...Đặc thù của ngành là nữ thi nhiều nên...điểm chuẩn
khá cao từ 16-20. Học công nghệ thực phẩm là học những gì con người ăn
và uống được. Chẳng hạn như thịt làm ra xúc xích, sữa, cafe, nước tăng
lực, trà...Ngoài ra, có những sản phẩm về đông lạnh như tôm, cá ba sa;
sản phẩm hấp, sấy...Do đó, cơ hội việc làm khá nhiều.

Về môi trường, những nơi có đào tạo như Bách Khoa,
Khoa học tự nhiên, Nông Lâm...và một trường chuyên về tài nguyên môi
trường là Trường ĐH Tài Nguyên về môi trường. Hiện nay môi trường ở Việt
Nam bị ô nhiễm trầm trọng do các công ty xả thải không qua xả lý. Ở
Bình Thuận, bãi biển không được bảo vệ sẽ ảnh hưởng du lịch nên công
việc rất nhiều tại các công ty, môi trường, nhà máy...


* Trường ĐH Kinh tế TPHCM lấy điểm chuẩn như thế nào? Có phải sau 3 học kỳ trường mới phân ngành không?

- TS Trần Thê Hoàng: Trường lấy điểm
chuẩn chung cho tất cả các ngành. Sau 3 học kỳ trường sẽ phân chuyên
ngành dựa trên kết quả học tập của sinh viên, nguyện vọng mới của sinh
viên và chỉ tiêu của ngành. Do đó khi đã trúng tuyển sinh viên phải nỗ
lực học tập để có thể vào học ngành mình yêu thích. Nếu lơ là, kết quả
thấp có thể sinh viên sẽ vào ngành mình không mong muốn.

* Em có thể học CĐ ngành kinh tế để liên thông lấy bằng ĐH tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM không?

- TS Trần Thế Hoàng: Nếu cảm thấy
năng lực không đủ ĐH thì các em nên mạnh dạn dự thi và học CĐ. Nếu tốt
nghiệp CĐ từ loại khá trở lên được dự thi liên thông ngay. Tốt nghiệp
loại trung bình phải có 1 năm công tác. Thời gian đào tạo là 1 năm. Tốt
nghiệp được cấp bằng ĐH chính quy, hoàn toàn giống với bằng tốt nghiệp
của sinh viên học 4 năm ĐH. Môn thi liên thông của Trường ĐH Kinh tế là
môn chuyên ngành và môn tiếng Anh. Học phí chương trình liên thông sẽ
cao hơn một chút so với chương trình đào tạo 4 năm.

* Ngành luật thương mại tại Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) đào tạo những gì, có thể làm việc ở đâu?

- ThS lâm Tường Thoại: Ngành này
trang bị các kiến thức liên quan đến luật, các bộ luật. Trang bị cho
sinh viên kiến thức về pháp luật đại cương đến các bộ luật, luật thương
mại các nước. Ngoài ra sinh viên còn được trang bị kiến thức về kinh tế.


Tốt nghiệp làm chủ yếu về luật, tư vấn luật, giải
quyết các tranh chấp thương mại. Em có thể làm việc ở các tòa án, viện
kiểm sát, sở ban ngành, tập đoàn đa quốc gia, các công ty có bộ phận
xuất nhập khẩu... Sinh viên tốt nghiệp ngành luật ra trường không phải
đều làm luật sư mà có thể làm nhiều công việc khác nhau.

* Em thích làm công tác xã hội nên muốn thi vào
trường nào có đào tạo ngành này. Học ngành này em sẽ được học những gì?
Ngành này thi tuyển khối nào?

- TS Phạm Tấn Hạ: Ngành công tác xã
hội đào tạo sinh viên có khả năng cung ứng dịch vụ xã hội cho cá nhân
(thuộc mọi lứa tuổi) và gia đình để họ tự khắc phục khó khăn qua tư vấn
hoặc giới thiệu đến các cơ sở chuyên môn khác (trong lĩnh vực tâm lý, xã
hội, giáo dục, sức khỏe, kinh tế...). Xây dựng, xúc tác các nhóm tự
nguyện nhằm mục đích trị liệu, xã hội hóa hay hành động giải quyết các
vấn đề xã hội (giáo dục trẻ em bình thường, trẻ em trong hoàn cảnh khó
khăn...)

Phát hiện các vấn đề cũng như tiềm năng ở cộng đồng,
huy động và liên kết người dân trong cộng đồng để giải quyết các vấn đề
này. Tham gia hay điều hành các dự án phát triển (xóa đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm, tín dụng tiết kiệm...). Làm công tác quản lý nhân
sự, công tác xã hội ở cơ quan, xí nghiệp.

Tự mình hay tham gia nghiên cứu các vấn đề xã hội.
Giảng dạy hay trợ lý giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành công tác
xã hội tại thực địa cho cán bộ xã hội bậc CĐ, trung sơ cấp.Sinh viên
tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội
như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên, cơ quan bảo vệ chăm
sóc bà mẹ trẻ em, trung tâm tư vấn tình yêu hôn gia đình, các tổ chức từ
thiện... hoặc làm việc ở các bộ phận nhân sự, tâm lý lao động.

* Tỷ lệ thực hành của ngành công nghệ môi trường Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) như thế nào?

- TS Nguyễn Kim Quang: Khoa học môi
trường và công nghệ môi trường là hai ngành về môi trường đang được đào
tạo tại trường. Tỷ lệ thực hành phụ thuộc vào chương trình học tập,
nhưng ngành công nghệ thực hành nhiều hơn vì ứng dụng nhiều hơn.

Em lưu ý là hiện nay đang đào tạo theo học chế tín
chỉ nên em sẽ được phân bổ kiến thức về lý thuyết, thực hành. Tuy nhiên,
nếu em muốn thực hành nhiều em hoàn toàn có thể đăng ký học những môn
học chọn học phần về thực hành. Ngoài ra, tại các trường đều có kỳ thực
tập thực tế để sinh viên ra trường sớm thích nghi với công việc chuyên
môn của mình.

* Học phí của ngành xây dựng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM như thế nào?

- Th.S Cổ Tấn Anh Vũ: Mức học phí
quy định hiện của ngành kỹ thuật là 3,95 triệu đồng/năm với tất cả
trường các trường ĐH công lập. Với những trường công lập thì theo sự quy
định của trường.

* Học ngành ngôn ngữ Anh sau khi ra trường có thể đi ngành sư phạm được không?

- TS Phạm Tấn Hạ: Được. Hiện có rất
nhiều ngành sau khi sinh viên tốt nghiệp ngành học chính của mình: toán,
Anh, văn, lịch sử… có thể học thêm chứng chỉ sư phạm thì có thể đi dạy.


* Ngành công nghệ thông tin làm việc ở đâu và cơ hội việc làm có cao không?

- TS Nguyễn Kim Quang: CNTT là lĩnh
vực có nhiều chuyên ngành ứng dụng hầu như mọi lĩnh vực nên nhu cầu rất
lớn. Tuy nhiên, tùy theo sức của mình thì cơ hội việc làm và mức lương
khác, thậm chí khác xa nhau. Ngành này được đào tạo ở phần lớn các
trường ĐH, bạn cân nhắc điều kiện kinh tế, khả năng thi tuyển, chọn
trung cấp, CĐ đi lên...

Hiện mức lương “đỉnh cao” của ngành này ở ngân hàng,
quản trị CNTT thì rất cao. Nếu học CNTT nhưng “loàng xoàng” thì mức
lương sẽ thấp. Có nhiều bạn giỏi thì mức lương có thể trên 1.000 USD.
Hiện nay có nhiều ứng dụng CNTT trong đời sống về kỹ thuật cao. Em có
thể tìm hiểu thêm để theo học.


NHÓM PV GIÁO DỤC






Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
*****Lời nói chẳng mất tiền mua.*****Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.*****

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013 :: THƯ VIỆN :: Học Tập - Trao Đổi Kiến Thức :: Thông Tin Hướng Nghiệp-