Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013

ĐƯỜNG ĐẾN CÁNH CỬA ĐẠI HỌC MƠ ƯỚC !
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
Tổng hợp bí quyết: nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh hay 2/8/2013, 10:13 am
Nhận định về cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Tiếng Anh 2/8/2013, 9:51 am
Để làm tốt bài thi Tuyển Sinh môn Vật Lý 2/8/2013, 9:47 am
Các dạng đề văn thường gặp trong tuyển sinh đại học 2/8/2013, 9:46 am
Tư vấn tuyển sinh: Chọn nghề trước, chọn ngành sau 1/29/2013, 1:35 pm
Tư vấn tuyển sinh 2013: Bạn có phù hợp với ngành Du Lịch? 1/29/2013, 8:38 am
Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2013 do báo Tuổi Trẻ tổ chức 1/29/2013, 8:03 am
Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2013 do Báo Thanh Niên tổ chức 1/29/2013, 7:27 am
Tuyển sinh 2013: Nhiều trường tự cắt giảm chỉ tiêu 1/29/2013, 7:24 am
Tổng hợp những điểm mới trong kỳ tuyển sinh 2013 1/29/2013, 7:22 am
Tuyển sinh 2013: những ngành nghề thiếu lao động trong những năm tới 1/29/2013, 7:20 am
Tuyển sinh 2013: sẽ có sự phân biệt giàu nghèo khi tăng học phí 1/29/2013, 7:17 am
Tuyển sinh 2013: nhiều trường mở thêm ngành mới 1/29/2013, 7:16 am
Cuốn những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2013 1/29/2013, 7:01 am
Lịch thi Đại học Cao Đẳng 1/29/2013, 6:48 am
Tỉ lệ chọi Đại học Kinh tế Quốc dân 1/24/2013, 11:15 pm
Những câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng 1/24/2013, 10:59 pm
Trường Đại học Tài chính - Marketing - ngày hội "Tư vấn – Hướng nghiệp tuyển sinh 2013" 1/23/2013, 12:30 pm
'Chấm thi đại học sai sót, có biểu hiện đánh dấu bài' 1/23/2013, 11:18 am
Tăng lệ phí tuyển sinh, rút ngắn thời gian xét tuyển 1/23/2013, 11:09 am

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
1/29/2012, 4:03 am
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat12
Avatar
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat18
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat10Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat12Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat13
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat15AdminCác câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat17
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat19Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat21Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat22
AdminAdmin
Tổng số bài gửi : 1697
Points : 36359
Join date : 01/04/2011
Age : 28
Đến từ : thị trấn Phú Hòa - huyện Phú Hòa - tỉnh Phú Yên
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Vide10

Bài gửiTiêu đề: Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011
http://vn.360plus.yahoo.com/bavu-vantue/

PHẦN 1: 20 CÂU HỎI - ĐÁP VỀ THỦ TỤC - HỒ SƠ ĐKDT 2011

Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Ho-So-Du-Thi

1. Thí sinh tự do khai mục 13 thế nào?
Mục 13 của phiếu đăng ký dự thi là nơi khai mã đơn vị đăng ký dự thi và phần xác nhận của người khai phiếu. Thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT tại đâu thì ghi ở nơi đó, mã đơn vị ĐKDT cũng chính là nơi mà thí sinh nộp hồ sơ.
Theo quy định, thí sinh nộp hồ sơ ĐKDT tại tỉnh, thành phố mà mình có hộ khẩu thường trú thì ghi mã đơn vị ĐKDT theo quy định của Sở GD-ĐT. Nếu nộp tại nơi mà mình không có hộ khẩu thường trú thì ghi mã đơn vị ĐKDT theo diện vãng lai.
Đối với thí sinh tự do, phần “Xác nhận người khai phiếu này” sẽ do công an xã/phường nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú ghi và ký tên đóng dấu đỏ.

2. Thí sinh tự do nộp hồ sơ ở đâu? Hồ sơ của thí sinh tự do có khác so với hồ sơ của học sinh đang học lớp 12?
Thí sinh tự do có thể nộp hồ sơ dự thi ở tất cả các điểm thu nhận thuộc Sở GD-ĐT (nơi gần nhất). Bộ GD-ĐT cũng không quy định riêng hồ sơ ĐKDT cho học sinh lớp 12 và hồ sơ ĐKDT cho thí sinh tự do, tất cả đều là một mẫu duy nhất.

3. Học sinh lớp 12 được nộp hồ sơ dự thi tại mấy nơi?
Theo quy định, thí sinh tự do nộp hồ sơ theo hệ thống của các Sở GD-ĐT từ ngày 14/3 đến 10/4/2011, sau ngày này nộp tại các trường tổ chức thi từ ngày 15/4 đến 21/4. Riêng học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại trường đó (từ 14/3 đến 14/4). Học sinh đang học lớp 12 không nộp hồ sơ qua Sở GD-ĐT.
Đối với các thí sinh ĐKDT vào những trường ở xa, nhiều Sở GD-ĐT không thu nhận hồ sơ, thí sinh nên chuyển hồ sơ và lệ phí ĐKDT nhờ người quen đến nộp trực tiếp tại trường, nhận lại đầy đủ phiếu số 2 và biên lai đóng tiền lệ phí.
Như vậy, học sinh lớp 12 có thê nộp hồ sơ tại hai nơi: 1. Trường THPT mình đang theo học (từ 14/3 đến 14/4). 2. Trực tiếp tại trường ĐH, CĐ mà mình sẽ dự thi.(từ 15/4 đến 21/4)

4. Sau 14/4, thí sinh nộp hồ sơ dự thi ghi mã đăng ký dự thi thế nào?
Sau ngày 14/4 là ngày cuối cùng của hạn nộp hồ sơ tại Sở GD-ĐT, thí sinh nào nộp hồ sơ ĐKDT tại trường thì ghi mã ĐKDT là 99 (nơi nộp hồ sơ ĐKDT ghi tên trường dự thi).

5. Tất cả các hồ sơ dự thi ĐH đều giống nhau?
Mẫu hồ sơ được áp dụng thống nhất trên toàn quốc. Hồ sơ có mặt ở tất cả các địa phương đều có giá trị như nhau. Thí sinh có thể sử dụng hồ sơ ĐKDT của bất cứ địa phương nào phát hành để nộp đều được chấp nhận.
Tuy nhiên, trừ hồ sơ dự thi vào các trường thuộc khối Quốc phòng, An ninh là riêng biệt. Hồ sơ dự thi vào hai khối trường này là hồ sơ đặc chủng, chỉ do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành, không bán trên thị trường.

6. Có cần phải công chứng giấy tờ gì khi nộp hồ sơ dự thi?
Thí sinh không cần phải công chứng giấy tờ gì khi nộp hồ sơ ĐKDT, trừ việc phải có xác nhận vào mục 13 của hồ sơ dự thi phần “Xác nhận người khai phiếu này” của công an xã/phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (nếu là thí sinh tự do) hoặc hiệu trưởng xác nhận (nếu là thí sinh thi lại ĐH và học sinh lớp 12).
Thí sinh nếu không về địa phương chứng nhận hồ sơ được có thể gửi về nhà và nhờ người thân chứng nhận giúp.

7. Có thể mua tối đa bao nhiêu bộ hồ sơ dự thi và mỗi khối được tối đa bao nhiêu bộ, được đăng ký tối đa bao nhiêu trường ĐH?
Bộ GD-ĐT không quy định giới hạn cho phép mỗi thí sinh chỉ được nộp bao nhiêu bộ hồ sơ hay chỉ được đăng ký bao nhiêu ngành, bao nhiêu trường ĐH. Thí sinh có thể mua bao nhiêu bộ hồ sơ tuỳ ý, đăng ký bao nhiêu trường ĐH tuỳ ý. Nhưng thí sinh cần lưu ý đến lịch thi và khối thi để tránh trùng.
Tuy nhiên, với bao nhiêu bộ hồ sơ thì thí sinh cũng chỉ có thể thi hai trường thuộc hai khối khác nhau và có lịch thi khác nhau

8. Em muốn đăng ký NV1 vào các trường tổ chức xét tuyển chứ không tổ chức thi nhưng em không biết thủ tục và cách thức ra sao cả . Xin tư vấn cho em các điều kiện cần thiết để nộp NV1 vào trường không tổ chức thi ? Kết quả thì em phải thi ở trường khác ạ?
Nếu bạn muốn đăng ký NV1 vào 1 trường ĐH không tổ chức thi thì bạn phải mượn 1 trường ĐH có tổ chức thi khối thi đó để thi và lấy điểm xét. Cách làm như sau:
Ở mục số 2 trong phiếu ĐKDT bạn ghi tên trường mà bạn mượn để thi, ký hiệu trường, khối thi. Riêng mã ngành thì không ghi.
Ở mục số 3 ngay phía dưới, bạn ghi tên trường mà bạn muốn học, ký hiệu trường, khối thi (trùng với khối thi ghi ở mục số 2) và mã trường mà bạn muốn đăng ký NV1.
Hồ sơ nộp ở trường THPT, sở GDĐT hoặc tại trường mà bạn mượn để thi (lưu ý: photocopy thêm 1 bản phiếu số 1) . Sau khi thi xong, trường này sẽ chấm điểm và gửi kết quả về trường mà bạn đăng ký NV1 để xét tuyển.

9. Năm nay em muốn thi lại, vậy cho em hỏi: Đối với thí sinh tự do như em thì cần những loại giấy tờ gì để có thể dự thi tuyển sinh? Em có nghe nói: “Khi làm hồ sơ đăng kí dự thi em có thể xin dấu xác nhận của chính quyền địa phương” vậy thì loại giấy gì cần dấu xác nhận của địa phương?
Về cơ bản thì thủ tục dự thi lại ĐH, CĐ không khác gì so với lần đầu em ĐKDT. Để được dự thi em chỉ cần mua một bồ hồ sơ ĐKDT và điền đủ thông tin sau đó nộp theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT theo đúng thời gian quy định.
Em lưu ý điểm này: Mỗi bộ hồ sơ ĐKDT sẽ gồm một túi đựng hồ sơ và hai phiếu ĐKDT. Trên mặt trước của túi đựng hồ sơ có mục yêu cầu xác nhận của cơ quan đang công tác hoặc của chính quyền địa phương. Nhiệm vụ của em là phải xin dấu xác nhận vào phần này.

10. Cho em hỏi em là thí sinh miền Bắc có được đăng ký NV1(NV2) ở trường ĐH nào đó trong miền Nam được không ạ ? Em gửi hồ sơ đăng ký dự thi qua đường bưu điện vào miền Nam được không ạ? Và hồ sơ bao gồm những gì ? Em xin cảm ơn nhiều ạ!
Các thí sinh ở miền Bắc vẫn có thể lựa chọn các trường ĐH ở phía Nam có vùng tuyển sinh toàn quốc để đăng ký thi tuyển NV1 hoặc xét tuyển NV2, NV3. Hồ sơ tuyển sinh có thể nộp tại sở GDĐT nơi cư trú (nếu là thí sinh tự do), hoặc nộp trực tiếp tại trường mình muốn dự thi. Các trường không nhận hồ sơ đăng ký dự thi qua đường bưu điện. Vì vậy bạn có thể làm và xác nhận hồ sơ tại nơi cư trú (hoặc trường THPT bạn đang học), sau đó gửi cho người thân (ở gần trường đăng ký dự thi) nhờ họ mang đến nộp trực tiếp tại trường (từ 11/4 đến 17/4). Hồ sơ dự thi theo mẫu thông nhất chung của Bộ GD&ĐT, bạn có thể mua ở các nhà sách, ở các trường THPT hoặc ở sở GĐĐT.

11. Hiện tại em được biết là thí sinh dự thi Đại học, Cao đẳng được phép làm nhiều hồ sơ để dự thi. Đồng nghĩa là có được nhiều phiếu dự thi, để sau đó có thể chọn lại 1 trường đề thi. Nhưng trường THPT ở tỉnh em chỉ cho phép chúng em làm mỗi khối 1 hồ sơ, nhằm “hạn chế hồ sơ ảo, làm giảm tỉ lệ của trường”, vậy em muốn hỏi: Mua thêm hồ sơ ở đâu? Làm xong hồ sơ thì nộp ở đâu, cần thêm những thủ tục gì nữa không? (Sau khi đã nộp 2 hồ sơ cho trường nơi em học)
Để mua thêm hồ sơ ĐKDT thì em có thể liên hệ với Sở GD-ĐT hoặc các đại lý sách báo gần mình cư trú. Khi mua hồ sơ em cần lưu ý xem có dấu của Sở GD-ĐT hay không để tránh việc mua hồ sơ ĐKDT giả.
Đối với thí sinh đang học THPT thì nộp hồ sơ theo trường THPT mình đang theo học, không nộp theo tuyến Phòng, Sở. Trong trường hợp em muốn nộp thêm thì đến trực tiếp các trường ĐH, CĐ để nộp.
Khi nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ em nên chú ý đến mã đơn vị ĐKDT (mã này không giống như hồ sơ em nộp tại trường).

12. Mục 3 trên hồ sơ đăng ký dự thi có phải là nơi ghi nguyện vọng 2 không? Ở mục 3 hồ sơ đăng ký dự thi ĐH phải ghi thế nào cho đúng?
Khi làm hồ sơ, cần lưu ý ghi đúng mục số 2 và mục số 3. Nếu thí sinh có nguyện vọng học đúng ngành, đúng trường mình dự thi ở mục số 2 chỉ cần ghi đầy đủ ký hiệu trường dự thi, khối thi, mã ngành mình có nguyện vọng học; mục 3 bỏ trống. Nếu thí sinh có nguyện vọng học ở các trường không tổ chức thi (hoặc bậc CĐ các trường ĐH), ở mục 2 ghi ký hiệu trường mình sẽ dự thi và khối thi, không ghi mã ngành; ở mục 3 ghi đầy đủ ký hiệu trường, mã ngành (nơi mình có nguyện vọng học) và ghi khối thi giống với khối thi ghi trên mục 2.

13. Tôi đã tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ tiếng Anh năm 1995. Nay tôi muốn nộp đơn thi vào Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, khối D thì phải làm hồ sơ như thế nào, gồm những giấy tờ gì và nộp ở đâu? Tôi lớn tuổi như thế liệu ĐH KHXH&NV có chấp nhận người học lớn tuổi không? Tôi không muốn học hệ tại chức.
Theo quy chế, thi ĐH-CĐ không giới hạn độ tuổi, chỉ trừ các trường thuộc khối quốc phòng, công an, kiểm sát, một số ngành năng khiếu mới quy định hạn chế tuổi. Nếu bạn muốn học hệ chính quy ở Trường ĐH KHXH&NV năm 2011, bạn phải nộp hồ sơ đăng ký dự thi trước ngày 17/4/2011.

14. Em là thí sinh tự do và đã nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH. Tuy nhiên, em có băn khoăn năm ngoái khi học lớp 12 em đăng kí mua hồ sơ tại trường THPT thì bên ngoài túi hồ sơ có dấu đỏ của sở GD-DT nhưng năm nay em mua hồ sơ tại hiệu sách và không thấy có dấu này nhưng em đã nộp hồ sơ ( không có dấu của sở hay bộ) thì có làm sao?
Hồ sơ đăng ký dự thi không qui định có đóng dấu của Sở GD-ĐT, chỉ yêu cầu đúng mẫu theo qui định chung. Trong túi đựng có tờ phiếu số 1 và số 2, cán bộ thu nhận hồ sơ sau khi nhận phải xác nhận việc em đã nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh vào tờ số 2 và giao lại cho em, lỡ sảy ra thất lạc hoặc sai sót thì có bằng chứng xem xét giải quyết.

15. Cháu tôi định làm hai bộ hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT). Trong đó bao gồm một bộ dành cho trường tổ chức thi và một bộ dành cho trường không tổ chức thi.
- Bộ thứ nhất, cháu tôi muốn đăng ký nguyện vọng một học tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngành Công tác xã hội khối C có mã ngành riêng.
- Bộ thứ hai, cháu nó muốn đăng ký cũng nguyện vọng một học tại Trường ĐH Lao động Xã hội (trường không tổ chức thi), ngành Công tác xã hội khối C có mã ngành khác với trường trên. Nhưng ở mục 2 của bộ này, cháu tôi đăng ký Trường ĐH Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là trường cháu sẽ thi nhờ. Vậy việc này có dẫn đến vấn đề gì rắc rối không?
Nếu điểm của cháu nó không đạt được mức bằng hoặc lớn hơn điểm chuẩn của Trường ĐH KHXH&NV nhưng đạt được mức bằng hoặc lớn hơn điểm chuẩn của Trường ĐH Lao động Xã hội thì cháu nó có được học tại trường này không?
Khi cháu nộp 2 bộ hồ sơ đăng kí dự thi, đương nhiên cháu sẽ nhận được 2 giấy báo dự thi. Tuy nhiên, trong ngày làm thủ tục dự thi, cháu sẽ phải lựa chọn 1 trong 2 nguyện vọng:
Hoặc là dự thi vào ngành Công tác xã hội của Trường ĐH KHXH&NV nếu đủ điểm trúng tuyển thì sẽ nhập học. Hoặc là dự thi "nhờ" Trường ĐH KHXH&NV lấy kết quả vào học Trường Lao động Xã hội.
Khi xác định thi "nhờ" (Trường ĐH KHXH&NV) để lấy kết quả xét tuyển vào trường khác (Trường ĐH Lao động Xã hội), nếu đủ điểm vào trường thi nhờ cũng không được nhập học. Mà kết quả đó sẽ được chuyển sang trường có nguyện vọng 1 để xét tuyển.
Trường không tổ chức thi không nhận hồ sơ đăng ký dự thi.

16. Em có thể mượn một trường CĐ có tổ chức thi để thi CĐ không tổ chức thi được không? Nếu thông tin từ trường CĐ không tổ chức thi cho biết chỉ xét điểm của thí sinh dự thi ĐH thì mình không thể mượn trường CĐ đúng không?
Em phải đọc kĩ những thông tin đã đăng trong cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011”. Trong đó có những trường xét kết quả của những thí sinh đã dự thi CĐ theo đề chung của Bộ GD-ĐT, có những trường chỉ xét điểm của những thí sinh đã dự thi ĐH theo đề chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển.

17. Em muốn đăng ký nguyện vọng 1 vào 1 trường ĐH phía Nam, nhưng em không biết có được thi tại địa điểm ở phía Bắc không? Thủ tục như thế nào?
Năm 2011, Bộ GD-ĐT tiếp tục tổ chức ba cụm thi quốc gia cho các đối tượng dự thi như sau:
- Cụm thi tại TP Vinh: dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Vinh và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại bốn tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực Hà Nội.
- Cụm thi tại TP Quy Nhơn: dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại sáu tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực Hà Nội và TP.HCM
- Cụm thi tại TP Cần Thơ: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Cần Thơ và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại chín tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, TP Cần Thơ có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực TP.HCM.
Riêng thí sinh của các tỉnh thuộc địa bàn dự thi tại các cụm thi nhưng đăng ký dự thi vào các trường ĐH khối quốc phòng và công an hoặc các trường và các ngành năng khiếu vẫn phải đến trường ĐH, CĐ để dự thi (không dự thi ở cụm). Cụ thể là các trường/ngành đào tạo thể dục thể thao, nghệ thuật, mỹ thuật, nhạc, họa, sân khấu điện ảnh, kiến trúc, mỹ thuật công nghiệp, văn hóa quần chúng và các ngành năng khiếu của các trường sư phạm.
Bộ GD-ĐT cho phép thí sinh có hộ khẩu thường trú tại tỉnh (TP) được chỉ định dự thi tại cụm thi TP Vinh, Quy Nhơn hoặc Cần Thơ nhưng tốt nghiệp THPT tại các tỉnh (TP) khác, thí sinh tự do không bắt buộc phải dự thi tại cụm thi được chỉ định theo hộ khẩu thường trú.
Do vậy, nếu em ở ngoài Bắc muốn thi trường trong TP.HCM (trường đó có tổ chức thi) chỉ còn cách em phải vào đó dự thi. Còn không em chọn trường không tổ chức thi trong Nam rồi đăng ký thi "nhờ" một trường ĐH phía Bắc cùng khối thi, trong vùng tuyển để lấy kết quả xét tuyển.

18. Là thí sinh tự do, tôi có thể xin xác nhận hồ sơ ở trường THPT nơi tôi đã học được không?
Thí sinh tự do xác nhận hồ sơ theo địa bàn hộ khẩu.

19. Năm nay em muốn thi vào Học viện Hải quân nhưng em ở Hà Nội, rất xa trường này. Em muốn hỏi là em có thể nộp hồ sơ đăng kí vào Học viện Hải quân nhưng muốn thi tại một trường khác ở gần nhà có được không?
Học viện Hải quân là trường thuộc lực lượng vũ trang và là trường có tổ chức thi.
Em muốn thi vào Học viện Hải quân, cần liên hệ trực tiếp với Ban chỉ huy quân sự quận, huyện, thị xã nơi em đang cư trú để tìm hiểu mọi chi tiết về điều kiện, thủ tục đăng kí dự thi và dự thi.

20. Em đang là học sinh lớp 12 của tỉnh Nghệ An, muốn thi vào một trường ĐH tại Hà Nội, theo quy định em phải thi ở cụm thi Vinh, nhưng em lại muốn thi tại Hà Nội để có đủ thời gian thi các ngành năng khiếu. Vậy nếu chuyển cụm thi từ Vinh ra Hà Nội em phải làm thế nào?
Nếu muốn thi tại Hà Nội, thí sinh phải nộp hồ sơ trực tiếp tại trường (từ ngày 11 đến 17-4) và trong hồ sơ, thí sinh bỏ trống phần cụm thi.

PHẦN 2: 10 CÂU HỎI – ĐÁP VỀ KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN TUYỂN SINH

21. Em vừa là học sinh ở khu vực 1, vừa có bố là thương binh mất sức lao động dưới 81%, vậy em được cộng điểm ưu tiên như thế nào? Có phải quy định của Bộ GD-ĐT là có nhiều điều kiện hưởng ưu tiên nhưng sẽ chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất?
Trong trường hợp của em là học sinh tốt nghiệp tại khu vực 1, em sẽ được hưởng điểm ưu tiên khu vực là 1,5 điểm. Bố em là thương binh mất sức lao động dưới 81%, em sẽ thuộc đối tượng ưu tiên 06 thuộc nhóm ưu tiên 2 và được hưởng 1 điểm ưu tiên. Như vậy tổng hợp hai điều kiện ưu tiên khu vực và đối tượng em sẽ được tính 2,5 điểm ưu tiên khi xét tuyển.
Theo quy chế tuyển sinh hiện hành, có hai loại điểm ưu tiên là ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng. Mức điểm ưu tiên khu vực là 0,5 điểm giữa hai khu vực kế tiếp và mức điểm ưu tiên đối tượng là 1 điểm giữa hai nhóm đối tượng ưu tiên 1 và ưu tiên 2.
Một thí sinh sẽ được hưởng cả điểm ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực nếu đạt đủ các điều kiện theo quy định. Quy định “chỉ được hưởng một diện ưu tiên cao nhất” chỉ áp dụng đối với những trường hợp thí sinh thuộc diện có nhiều điều kiện hưởng ưu tiên đối tượng cùng lúc.
Ví dụ một thí sinh vừa có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số (thuộc đối tượng 01 nhóm ưu tiên 1), vừa là con thương binh mất sức lao động dưới 81% (đối tượng 06 nhóm ưu tiên 2), sẽ được điểm ưu tiên ở mức cao nhất, tức là mức điểm ưu tiên dành cho đối tượng 01, không được tính cả hai tiêu chuẩn ưu tiên cộng lại.

22. Em là học sinh thuộc KV2 - NT, bố em bị ảnh hưởng của chất độc da cam từ ông nội và bố em được hưởng trợ cấp hàng tháng. Vậy em thuộc diện ưu tiên nào? Nếu được thì thi Đại học năm nay cộng điểm là bao nhiêu?
Theo quy định thì chỉ có con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học là người được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học thì mới được hưởng ưu tiên tuyển sinh.
Bố em bị nhiễm chất độc da cam do các yếu tố ngoại quan, không tham gia hoạt động kháng chiến nên không được hưởng quyền ưu tiên.
Như vậy khi tham gia tuyển sinh em chỉ được điểm ưu tiên khu vực. Với việc thuộc khu vực ưu tiên KV2-NT thì em được cộng 1 điểm vào kết quả thi.

23. Em đang học ĐH, em muốn thi lại ĐH 2011, năm ngoái thuộc KV2NT, năm nay thi lại em có được hưởng điểm ưu tiên của KV2NT nữa không? Nếu có em có cần xác nhận của trường THPT đã học không? Con cán bộ bị tai nạn lao động 41% có được ưu tiên không? Nếu có em phải làm thủ tục nhu thế nào để được ưu tiên?
Theo quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ thì điểm ưu tiên khu vực được tính theo nơi cư trú của trường THPT mà thí sinh theo học trước đó. Quy định này áp dụng đối với cả thí sinh tự do và thí sinh đang học THPT.
Khi làm hồ sơ ĐKDT thì sẽ có mục ghi tên trường THPT theo học trước đó cùng theo mã trường. Thông qua việc này thì phần mềm tuyển sinh sẽ biết được thí sinh thuộc khu vực ưu tiên nào. Chính vì thế em không cần phải có giấy xác nhận của trường THPT mà em đã theo học. Nếu em cố tình khai man thông tin thì việc hậu kiểm rất đơn giản để phát hiện ra và lúc đó sẽ bị xử lý trước pháp luật.
Chưa có một quy định nào nói là con của cán bộ bị tai nạn lao động được hưởng ưu tiên trong tuyển sinh. Chính vì thế em không thuộc diện đối tượng ưu tiên nào cả.

24. Tôi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, khi đi thi ĐH tôi có được cộng điểm ưu tiên của người phục vụ quân đội đồng thời với KV2 NT không?
Bạn được cộng điểm theo khu vực bạn phục vụ quân đội chứ không theo khu vực bạn đã tốt nghiệp THPT.

25. Hiện em là bộ đội mới xuất ngũ, em muốn làm thủ tục ĐKDT vào các trường dân sự thì em có được hưởng ưu tiên gì không và được thì điểm ưu tiên là bao nhiêu? Em có thời gian công tác là 24 tháng và em mới xuất ngũ ngày 26/01/2011. Em học THPT ở KV2-NT. Như thế thì em được hưởng những diện ưu tiên gì? Em xinchân thành cám ơn!
Theo quy chế tuyển sinh thì quân nhân hoàn thành nghĩa vụ đã xuất ngũ có thời gian phục vụ từ 18 tháng trở lên (và thời gian từ ngày ký quyết định xuất ngũ đến ngày thi không quá 18 tháng) thuộc đối tượng ưu tiên 03, tức là được hưởng 2 điểm ưu tiên. Ngoài ra, nếu bạn học THPT ở KV2-NT thì hưởng 1 điểm ưu tiên khu vực. Như vậy bạn được tổng cộng 3 điểm ưu tiên. Để được tính điểm ưu tiên đối tượng, bạn phải nộp kèm bản sao quyết định xuất ngũ. Đối với ưu tiên theo khu vực thì không cần phải nộp thêm giấy tờ gì.

26. Em gái em đang là HS lớp 12, năm nay sẽ thi ĐH. Năm học lớp 11 em gái em đã đạt giải 3 quốc gia môn Lịch sử. Năm nay, em muốn thi đại học khối C. Vậy em muốn hỏi là khi thi đại học em gái em có được ưu tiên khi đạt giải quốc gia không? Nếu được ưu tiên thì ưu tiên như thế nào?
Theo qui định Qui chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính qui hiện hành: Kết quả thi chọn học sinh giỏi của những học sinh chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu cho kì tuyển sinh ĐH, CĐ năm kế tiếp.
Như vậy, em gái em năm nay dự thi vào bất kì trường ĐH, CĐ nào đều được ưu tiên xét tuyển. Điều kiện để được ưu tiên xét tuyển thì em phải dự kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 và đạt kết quả thi từ điểm sàn ĐH trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Điểm cộng ưu tiên chi tiết em tham khảo thêm thông tin tại trường có nguyện vọng theo học nhé.

27. Em có tham gia đi nghĩa vụ quân sự. Năm nay muốn thi đại học với tư cách là thí sinh tự do. Vậy em cần chuẩn bị những gì? Thủ tục giấy tờ ra sao? Em thuộc KV1, dân tộc, và em có được hưởng ưu tiên gì khác không?
Trước tiên em cần mua một bộ hồ sơ ĐKDT. Trong hồ sơ ĐKDT có phiếu số 1 và số 2. Em cần phải điển đầy đủ thông tin trên cả hai giấy này (mặt sau của mỗi phiếu đều có hướng dẫn ghi rất rõ). Sau khi điền xong hồ sơ thì em nộp hồ sơ ĐKDT theo tuyến Phòng, Sở GD-ĐT nơi gần mình cư trú hoặc trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ em muốn dự thi.
Điểm ưu tiên khu vực không tính theo hộ khẩu thường trú mà tính theo trường THPT mà em theo học trước đó. Chính vì thế em cần phải kiểm tra lại xem trường THPT của mình thuộc khu vực nào.
Theo quy chế tuyển sinh thì chỉ có những thí sinh có bố hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thì mới thuộc đối tượng ưu tiên 01 nhóm ưu tiên 1.
Đối với tuyển sinh thì thí sinh được hưởng cả điểm ưu tiên khu vực và ưu tiên đối tượng. Đối với những thí sinh thuộc nhiều đối tượng ưu tiên khác nhau thì chỉ được hưởng mức ưu tiên cao nhất mà thôi.

28. Hiện nay em đang sống và có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội nhưng em sinh và đã tốt nghiệp phổ thông trung học tại Phú Thọ trước đó. Năm nay em muốn đăng ký dự thi đại học vậy em muốn hỏi: Em phải xin dấu xác nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển ở đâu? Em có còn thuộc dạng ưu tiên dân tộc thiểu số nữa không? (Em thuộc dân tộc Mường). Bộ giáo dục và đào tạo có quy định về giới hạn độ tuổi thi đại học không?
Hồ sơ ĐKDT thì em xin xác nhận tại nơi mình đăng ký hộ khẩu thường trú, cụ thể ở đây là Hà Nội.
Theo quy chế tuyển sinh thì nếu thí sinh có bố hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thí sẽ được hưởng chế độ ưu tiên đối tượng 01 nhóm ưu tiên 1. Do đó em chỉ cần kiểm tra lại nếu bố mẹ mình là người dân tộc thiểu số thì dù gia đình em có chuyển đi đâu quyền lợi vẫn được giữ nguyên.
Hiện nay chưa có quy định nào khống chế độ tuổi dự thi ĐH. Tất cả những thí sinh đáp ứng được điều kiện dự thi (có bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự…).

29. Em được giải 3 quốc gia, vừa rồi em nộp 2 bộ hồ sơ ưu tiên xét tuyển, một bộ đăng kí thi ở đại học Ngoại thương và ưu tiên vào đại học Ngoại thương còn 1 bộ đăng kí thi ở đại học Ngoại thương nhưng xin ưu tiên sang đại học KHXH&NV, vậy điểm thi của em ở đại học Ngoại thương sẽ được xét ở 1 trường hay cả hai trường?
Em nên để ý chuyện này: Rất nhiều trường đều có quy định là thí sinh phải đăng ký dự thi vào trường kèm theo nộp hồ sơ ưu tiên xét tuyển thì mới chấp nhận. Còn đối với việc dự thi trường khác sau đó xin ưu tiên xét tuyển vào trường thì rất hiếm trường cho phép.
Đối với trường hợp của em thì cả hai trường đều yêu cầu thí sinh ĐKDT vào trường và nếu đáp ứng điều kiện đưa ra, có hồ sơ ưu tiên xét tuyển hợp lệ thì sẽ được ưu tiên xét tuyển. Đối với Ngoại Thương thì ưu tiên tuyển thẳng những người có điểm thi trên sàn của Bộ GD-ĐT và không có môn nào điểm 0. còn đối với trường ĐH Kinh tế Quốc dân thì chỉ cộng điểm ưu tiên.

30. Em đang ôn thi cho kỳ thi ĐH sắp tới. Ba mẹ em là thương binh nhưng khi làm hồ sơ thi ĐH em chưa làm kịp chính sách ưu tiên. Nay giấy tờ đã đầy đủ, em xin bổ sung được không?
- Bạn vẫn được bổ sung giấy tờ ưu tiên vào buổi làm thủ tục dự thi trước ngày thi (ngày 3-7 đối với khối A, V, ngày 8-7 đối với các khối B, C, D và năng khiếu, ngày 14-7 đối với các trường CĐ có tổ chức thi).
Hôm đến tập trung bạn phải mang theo phiếu số 2 và những giấy tờ liên quan, hợp lệ như giấy chứng nhận hưởng tiêu chuẩn ưu tiên đối tượng, ưu tiên khu vực..., đề nghị cán bộ làm thủ tục dự thi chỉnh sửa trên giấy báo dự thi, trên phiếu số 2 và trên hồ sơ gốc.
Các sai sót phải được bổ sung, chỉnh sửa trước khi bước vào thi và được cập nhật thông tin mới chính xác vào máy tính tuyển sinh để đảm bảo quyền lợi trong quá trình xét tuyển sau này. Sau khi thi mới đề nghị chỉnh sửa thì không còn giá trị.






2/5/2012, 12:57 pm
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat12
Avatar
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat18
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat10Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat12Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat13
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat15AdminCác câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat17
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat19Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat21Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Bgavat22
AdminAdmin
Tổng số bài gửi : 1697
Points : 36359
Join date : 01/04/2011
Age : 28
Đến từ : thị trấn Phú Hòa - huyện Phú Hòa - tỉnh Phú Yên
Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011 Vide10

Bài gửiTiêu đề: Re: Các câu hỏi và trả lời về tuyển sinh năm 2011
http://vn.360plus.yahoo.com/bavu-vantue/

PHẦN 3: HỎI - ĐÁP VỀ NGÀNH HỌC - ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

31. Phân biệt giúp em hai ngành Du lịch và Việt Nam học về nội dung đào tạo, khả năng có việc làm sau này,... Các anh chị đi trước khuyên rằng nên học Du lịch vì học ít ngán hơn Việt Nam học và dễ có việc làm hơn. Có phải như vậy không?
Du lịch là hoạt động của con người đi ra khỏi nơi sống và làm việc, đến nơi khác để tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi giải trí… Làm du lịch có thể hiểu là xây dựng, tiếp thị, quảng bá, bán và thực hiện các chương trình du lịch đã bán cùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch đi kèm. Vì vậy, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức chung của khoa học du lịch, bao gồm các kiến thức cơ bản về Địa lý du lịch, Văn hoá du lịch, Kinh tế du lịch, Quản trị kinh doanh khách sạn và lữ hành, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch; đồng thời được bồi dưỡng, rèn luyện những kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản như kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh khách sạn, kỹ năng, nghiệp vụ lữ hành, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái và các kỹ năng, nghiệp vụ du lịch khác, nhằm giúp sinh viên có được những khả năng thực hành nghề nghiệp trong các lĩnh vực lựa chọn phù hợp.
Ngành Việt Nam học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt các kiến thức cơ bản, hệ thống, hiện đại và thiết thực về Việt Nam học (và cả tiếng Việt trong trường hợp sinh viên là người nước ngoài), giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng đi sâu nghiên cứu và giảng dạy về Việt Nam học; hoặc trở thành hướng dẫn viên cho ngành du lịch; hoặc làm việc trong các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ ở trong nước và ngoài nước Việt Nam.
Mỗi ngành học có sức hấp dẫn riêng. Em cân nhắc để có lựa chọn đúng.

32. Em rất thích tiếng Anh và thích những công việc hướng ngoại. Em có ngoại hình ổn, có khả năng nói trước đám đông. Muốn trở thành thông dịch viên hoặc làm các công việc liên quan đến ngoại giao em nên chọn ngành nào?
Để làm các công việc liên quan đến công tác đối ngoại trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế hay các công ty nước ngoài, chỉ tấm bằng ĐH ngành ngoại ngữ thôi chưa đủ. Vì ngoài việc giỏi ngoại ngữ ra, bạn cũng cần có kiến thức chuyên ngành nhất định về lĩnh vực đó. Khi đi xin việc người vừa giỏi tiếng Anh vừa có bằng cấp, khả năng chuyên môn (đúng yêu cầu nhà tuyển dụng) đương nhiên sẽ có lợi thế hơn người chỉ có bằng tiếng Anh.
Với sở thích học ngoại ngữ và những công việc hướng ngoại, bạn có thể chọn các ngành học Quốc tế học hoặc Đông phương học của Trường ĐH KHXH&NV. Đây là 02 ngành học có rất nhiều sinh viên ra trường hiện đang làm các công việc liên quan đến công tác đối ngoại trong các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ và nhiều tổ chức, công ty nước ngoài.

33. Em là một thí sinh thi khối A, ước mơ của em sau này là được làm các công việc liên quan đến lĩnh vực chính trị. Vậy em có thể đăng ký dự thi ngành học nào để thỏa mãn ước mơ của mình?
Năm 2011, Trường ĐH KHXH&NV có 10 ngành tuyển sinh khối A, trong đó có ngành Chính trị học. Đây là ngành học ngày càng được ưa chuộng vì nó cung cấp cho bạn hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị, xã hội và những kĩ năng giải quyết những vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống. Những kiến thức căn bản và hệ thống, những kĩ năng nghiên cứu và thực hành thiết thực của ngành Chính trị học sẽ trang bị cho bạn những điều kiện cần thiết để thành công trong hoạt động chính trị.
Bên cạnh ngành Chính trị học, tùy theo lĩnh vực chính trị mà em muốn công tác sau này, em có thể lựa chọn các ngành học khác của Trường. Thông tin cụ thể về các ngành học này, em có thể tham khảo tại Website của Trường ĐH KHXH&NV: http://www.ussh.edu.vn

34. Ngành Thông tin – Thư viện sau khi ra trường ngoài làm trong các thư viện ra còn có thể làm ở những nơi nào?
Trở thành sinh viên ngành TT-TV, bạn sẽ được trang bị các kiến thức và kĩ năng: Nghiệp vụ thu thập, xử lí – phân tích – tổng hợp và phân phối thông tin; Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin; Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ TT-TV; Triển khai ứng dụng công nghệ hiện đại trong mô hình thư viện điện tử, thư viện số… Vì vậy sau khi tốt nghiệp ngành học này, ngoài lĩnh vực thư viện, các em còn có cơ hội làm việc tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực tin học, phần mềm; các trung tâm thông tin của các bộ, ngành và các tổ chức nước ngoài; các trung tâm học liệu ở trung ương và địa phương; Trong các cơ sở đào tạo (làm giảng viên giảng dạy TT-TV tại các Trường Cao đẳng, Đại học…);.v.v..

35. Ngành Nhân học đào tạo những vấn đề gì? Sau khi ra trường, sinh viên ngành Nhân học có thể làm việc ở đâu?
Sinh viên Nhân học được trang bị kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa học hiện đại như phương pháp thu thập xử lý dữ liệu định tính, định lượng, xử lý thông tin bằng hình ảnh, xử dụng các phần mềm xử lý số liệu, tài liều hiện đại... Ngoài ra, sinh viên còn tham dự các đợt điền dã (fieldworks) – tức đi thực tế dài ngày tại những cộng đồng cư dân ở các địa phương. Phạm vi kiến thức rộng, đầu tư nhiều về phương pháp là ưu thế của ngành Nhân học. Đây là ngành học phù hợp với những người năng
động, yêu thích công tác xã hội và nghiên cứu khoa học trong thực tiễn.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan trung ương và địa phương hoạt động về kinh tế, văn hóa - xã hội đặc biệt là hai ngành dân tộc và tôn giáo; các viện nghiên cứu, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình; các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các công ty doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước; giảng dạy tại các trường trung học, cao đẳng, đại học...

36. Xin Ban tư vấn cho biết nội dung đào tạo và cơ hội nghề nghiệp của ngành Triết học?
Theo học ngành Triết học, ngoài những kiến thức cơ bản, sinh viên được đào tạo những kiến thức cơ sở của ngành như triết học Mác – Lênin, lịch sử triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp - La Mã cổ đại, lịch sử triết học Tây Âu trung cổ, cận đại, lịch sử tư tưởng Việt Nam, một số vấn đề triết học trong vật lý học, triết học trong y học, triết học trong sinh học… Đặc biệt, chương trình đào tạo đi sâu vào phần triết học Mác – Lênin nhằm trang bị cho sinh viên thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng để giải quyết các vấn đề phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ngành Triết học có một số chuyên ngành: lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa xã hội khoa học, lô-gic học, thẩm mỹ học, đạo đức học và tôn giáo học. Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kiến thức nghiệp vụ: phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học, phương pháp tiếp cận và phân tích các vấn đề thực tiễn xã hội.
Sau khi tốt nghiệp, có thể làm việc ở các trung tâm, viện nghiên cứu KHXH & NV, làm công tác tuyên huấn, tuyên giáo tại các ban tuyên giáo quận, huyện và tỉnh, làm việc trong các lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của các cấp chính quyền, hoặc có thể học thêm nghiệp vụ sư phạm để dạy môn giáo dục công dân ở trường trung học, làm giáo viên chính trị tại các trường trung cấp, giảng viên cao đẳng, đại học…

37. Em muốn được tư vấn khối C có ngành nào kiếm được tiền nhiều. Bố mẹ em cho rằng, học ngành khối C tìm việc và kiếm tiền rất khó khăn?
Bạn hãy xem, nếu gặp 1 người thành đạt, giàu có thì có khi nào người ta hỏi rằng ngày xưa, ông/bà thi đại học khối nào không?
Bạn có biết những ngành đang tuyển khối C ở Trường Đại học KHXH&NV như ngành Báo chí, ngành Du lịch học, ngành Đông phương học, ngành Khoa học quản lý, ngành Lịch sử, ngành Quốc tế học, ngành Tâm lý học ......đã tạo cơ hội việc làm, sự phát triển nghề nghiệp rất lớn (và đi cùng với nó là thu nhập cao) cho sinh viên tốt nghiệp không?
Như thế, khối C không đồng nghĩa với việc khó tìm việc làm, khó có thu nhập cao mà chỉ có những người chưa biết lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực bản thân và chưa cố gắng học tập hiệu quả mới gặp khó khăn này mà thôi.

38. Học ngành Hán Nôm có thú vị không? Sau này ra trường thì có thể làm việc ở đâu?
Ngành Hán Nôm là cửa ngõ dẫn bạn đi sâu vào kho tàng văn hoá truyền thống để khám phá những giá trị văn hoá trong quá khứ, ứng dụng và phát huy các giá trị ấy trong hiện tại và tương lai. Nhưng nếu ông đồ xưa bày mực tàu, giấy đỏ, bút lông ra viết chữ Nho, thì người học Hán Nôm ngày nay gõ bàn phím máy tính để giải mã các văn bản cổ.
Sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức về Chữ Hán, chữ Nôm; văn bản chữ Hán (Trung Quốc, Việt Nam) và chữ Nôm; các tri thức về Nho – Phật – Đạo; các tri thức về văn hoá truyền thống; tiếng Trung Quốc hiện đại…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Hán Nôm có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Giảng dạy và nghiên cứu về Hán Nôm, Văn học tại các trường ĐH, CĐ hoặc các viện nghiên cứu Hán Nôm trong cả nước.
- Quản lý văn hóa tại các cơ quan như Cục Di sản, Cục lưu trữ quốc gia, Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch của các tỉnh, Phòng Văn hoá huyện…, Ban Quản lí di tích các tỉnh – huyện…
- Phiên dịch các văn bản Hán Nôm (tác phẩm văn sử triết…, gia phả, hoành phi, câu đối…) tại các công ty dịch thuật.
- Phiên dịch tiếng Trung Quốc hiện đại cho các đơn vị tuyển dụng (cơ quan dịch thuật, công ty liên doanh với Trung Quốc hoặc Đài Loan…).
- Tư vấn văn hoá Hán Nôm cho các lĩnh vực thiết kế, xây dựng (qua các kiến thức khoa học về âm dương, ngũ hành…).

39. Em dự định sẽ thi vào ngành Công tác xã hội của Trường ĐH KHXH&NV. Học ngành này em sẽ được học những gì? Ngành này thi tuyển khối nào?
Ngành công tác xã hội đào tạo sinh viên có khả năng cung ứng dịch vụ xã hội cho cá nhân (thuộc mọi lứa tuổi) và gia đình để họ tự khắc phục khó khăn qua tư vấn hoặc giới thiệu đến các cơ sở chuyên môn khác (trong lĩnh vực tâm lý, xã hội, giáo dục, sức khỏe, kinh tế...). Xây dựng, xúc tác các nhóm tự nguyện nhằm mục đích trị liệu, xã hội hóa hay hành động giải quyết các vấn đề xã hội (giáo dục trẻ em bình thường, trẻ em trong hoàn cảnh khó khăn...).
Phát hiện các vấn đề cũng như tiềm năng ở cộng đồng, huy động và liên kết người dân trong cộng đồng để giải quyết các vấn đề này. Tham gia hay điều hành các dự án phát triển (xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tín dụng tiết kiệm...).
Làm công tác quản lý nhân sự, công tác xã hội ở cơ quan, xí nghiệp. Tự mình hay tham gia nghiên cứu các vấn đề xã hội.
Giảng dạy hay trợ lý giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn thực hành công tác xã hội tại thực địa cho cán bộ xã hội bậc CĐ, trung sơ cấp.
Sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể làm việc trong các tổ chức chính trị xã hội như Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Liên hiệp Thanh niên, cơ quan bảo vệ chăm sóc bà mẹ trẻ em, trung tâm tư vấn tình yêu hôn gia đình, các tổ chức từ thiện... hoặc làm việc ở các bộ phận nhân sự, tâm lý lao động.
Hiện nay ngành Công tác xã hội được triển khai đào tạo tại nhiều Trường trong cả nước, trong đó có Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN.
Năm 2011, tất cả thí sinh theo học khối C và khối D đều có thể đăng ký dự thi vào ngành học này tại Trường ĐH KHXH&NV./

40. Xã hội học là gì? Học ngành này có dễ xin việc không?
Có thể hình dung xã hội là một “cơ thể sống”, có lúc tiềm ẩn hoặc bộc phát những hiện tượng “bệnh lý” làm chậm, thậm chí kéo lùi sự phát triển? Nhà xã hội học chính là “bác sĩ chẩn bệnh” xã hội. Có người nghĩ, nghề này “nghiên cứu toàn bộ xã hội”. Thật ra không hẳn thế. Từ thế kỷ 19, một ngành khoa học mới đã ra đời. Những người theo đuổi nó tìm cách khám phá ra bản chất mang tính quy luật của các hiện tượng xã hội, rõ hơn là “mặt xã hội” của các hoạt động trong đời sống xã hội chúng ta. Đó chính là ngành xã hội học.
Bạn có thể tiếp tục làm nghiên cứu viên ở các viện nghiên cứu, làm giảng viên xã hội học tại các cơ sở đào tạo cao đẳng, đại học, sau đại học, về làm việc tại các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, thậm chí là cả trong những bộ phận liên quan đến quan hệ đối ngoại, quan hệ xã hội, quan hệ công chúng của các tổ chức kinh tế, toà báo, doanh nghiệp...

41. Em được biết Trường ĐH KHXH&NV có ngành Ngôn ngữ học được đào tạo theo chuẩn quốc tế. Vậy khi vào học ngành này, em sẽ được ưu tiên và có lợi thế gì so với học các ngành học khác?
Từ năm 2008, khoa Ngôn ngữ học, Trường ĐH KHXH&NV bắt đầu tuyển sinh hệ trình độ quốc tế. Với gần 1/2 thời lượng chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc song ngữ Việt – Anh và chất lượng đào tạo hướng đến trình độ chuẩn quốc tế, chắc chắn các sinh viên của ngành học này sẽ có ưu thế lớn trong việc lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường.
Sinh viên học ngành Ngôn ngữ học sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo 17 triệu đồng/năm, trong đó có kinh phí học tiếng Anh để đạt chuẩn tương đương 6.0 IELTS. Thí sinh trúng tuyển vào các ngành học khác có kết quả thi xuất sắc có thể được xét tuyển bổ sung vào các ngành học đạt trình độ quốc tế.

42. Cho em hỏi học ngành khoa học quản lý ở Trường ĐH KHXH&NV có giống ngành Quản lý xã hội ở một số trường ĐH khác không? Học ngành này thì ra trường sẽ làm việc ở đâu?
Chương trình đào tạo ngành Khoa học Quản lý của Trường Đại học KHXH&NV gồm các chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực, Quản lý các vấn đề xã hội và chính sách xã hội, Quản lý Khoa học Công nghệ. Như vậy, quản lý xã hội chỉ là một chuyên ngành của ngành Khoa học quản lý tại Trường ĐH KHXH&NV.
Để tìm hiểu về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn xem tại đây: http://ussh.edu.vn/nganh-khoa-hoc-quan-li/1606.

43. Học ngành lịch sử có dễ xin việc không? Sau này ra trường, em có thể làm công tác giảng dạy lịch sử như người học ngành Sư phạm Lịch sử ở các trường sư phạm không?
Lịch sử là một trong số các ngành học được triển khai đào tạo sớm nhất của Trường ĐH KHXH&NV. Cho đến nay đã có hàng chục khóa sinh viên tốt nghiệp ra trường và công tác trên khắp mọi miền đất nước trong nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau. Và chắc chắn nhu cầu nhân lực của ngành học này vẫn còn rất nhiều.
Để tìm hiểu về cơ hội việc làm của ngành học này, các bạn xem http://ussh.edu.vn/nganh-lich-su/1611].
Học ngành này, sinh viên sau khi ra trường hoàn toàn có thể đảm nhiệm công tác giảng dạy ở các cơ sở đào tạo sau khi bỏ túc thêm lớp nghiệp vụ sư phạm./

44. Muốn thi vào ngành Báo chí – Truyền thông cần những kỹ năng gì?
Nhiều năm gần đây, ngành báo chí trở nên hấp dẫn nhiều bạn trẻ nhưng để thi vào ngành học này không hề đơn giản. Ba năm nay, ngành học này luôn có điểm chuẩn luôn rất cao. Những thí sinh chọn ngành báo chí thường là học sinh khá trở lên và nhiều HS rất giỏi… Tuy nhiên, nghề báo rất khắc nghiệt, phải chịu nhiều áp lực và đòi hỏi sức chịu đựng cao… Bên cạnh đó, nghề báo đỏi hỏi các bạn phải có nhiều kỹ năng mềm, khả năng giảo tiếp tốt và ngoại ngữ cũng là một yêu cầu khá quan trọng.
Ngoài học làm báo, khi bước chân vào Khoa Báo chí – Truyền thông, bạn còn cả một lĩnh vực “truyền thông” rộng mênh mông để thử sức. Ví dụ, bạn có thể trở thành một nhân viên quan hệ công chúng (PR), với biết bao nhiệm vụ thú vị như xây dựng thương hiệu; lập kế hoạch truyền thông; quan hệ với báo giới; tổ chức sự kiện; làm việc với các nhóm công chúng đặc thù v.v. Bạn cũng có thể làm việc trong ngành quảng cáo – một nghề nghiệp vừa khó, vừa vô cùng hấp dẫn.
Tốt nghiệp ngành Báo chí – Truyền thông, bạn còn có thể làm nhiều nghề khác. Chẳng hạn, bạn có thể làm biên tập viên tại các nhà xuất bản, nhân viên quảng cáo, nhân viên marketing, nhân viên phát hành… Nếu muốn trau dồi thêm kiến thức, bạn có thể tiếp tục học cao hơn với bậc thạc sĩ, tiến sĩ ở trong hoặc ngoài nước. Bạn cũng có thể trở thành nhà nghiên cứu báo chí – truyền thông tại các trường đại học, các viện nghiên cứu, hoặc làm việc cho các cơ quan quản lý báo chí từ trung ương tới địa phương.

45. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Tâm lý học có cao không?
Chương trình đào tạo cử nhân Tâm lý học cung cấp cho sinh viên các kiến thức về lịch sử tâm lý học, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu tâm lý học, thống kê xã hội, tâm lý học xã hội, tâm lý học phát triển, tâm lý học nhân cách, chẩn đoán tâm lý, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục… Ngoài ra, sinh viên còn được trang bị các kỹ năng tư vấn tâm lý thuộc các lĩnh vực như tình yêu hôn nhân gia đình, sức khỏe sinh sản vị thành niên, tâm lý học đường, chẩn đoán, tư vấn và trị liệu tâm lý… Ngành tâm lý ở các trường sư phạm ngoài việc tập trung chuyên sâu và các kiến thức về khoa học tâm lý lứa tuổi, tâm lý sư phạm, cũng bắt đầu đào tạo các kỹ năng thực hành về tư vấn tâm lý.
Nhu cầu của ngành tâm lý hiện rất lớn nên mấy năm gần đây điểm chuẩn tuyển sinh của ngành này khá cao. Đây là ngành học khá hấp dẫn các bạn trẻ.
Tốt nghiệp ngành Tâm lý học, có thể làm chuyên viên tư vấn tại các cơ sở giáo dục, đài phát thanh, đài truyền hình, tổng đài tư vấn qua điện thoại, các trung tâm tư vấn, các trường giáo dưỡng. Ngoài ra, có thể làm việc trong lĩnh vực chẩn đoán và trị liệu tâm lý tại bệnh viện, tư vấn tâm lý học đường, quản lý nhân sự và tư vấn tâm lý trong doanh nghiệp, giảng dạy tâm lý học ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, viện nghiên cứu…

46. Hiện nay có rất nhiều ngành nghề để lựa chọn, em băn khoăn không biết nên chọn nghề mà
mình yêu thích hay nghề đang “nóng”, có thu nhập cao?
Bạn
phải dựa trên nhiều yếu tố để xác định chọn ngành, chọn nghề. Trước hết phải trả lời câu hỏi bạn muốn làm nghề gì, hình dung xem bạn muốn trở thành người như thế nào trong tương lai. Sau đó mới tìm hiểu nghề nghiệp đó hiện những trường nào đang đào tạo. Cần xem xét sự phù hợp đặc điểm cá nhân của mình đối với ngành nghề, sự phù hợp về mặt tính cách, năng khiếu, sở thích.
Nhưng không phải chỉ thích là được. Còn phải căn cứ vào những điều kiện khác như sức khỏe, hoàn cảnh kinh tế gia đình, nhu cầu xã hội của ngành nghề đó.

47. Em đang học đại học nhưng cảm thấy không hợp với ngành đang học và muốn thi lại trường khác. Tâm lý em hiện rất bối rối, lo lắng vì sợ thi không đậu.
Bạn phải chuẩn bị kỹ tâm lý, điều này rất quan trọng. Đậu thì sao, rớt thì sao? Phải xác định chắc chắn xem ngôi trường mình đang học có phù hợp với mình không.
Sau khi đã chuẩn bị các điều kiện trên, bạn nên đi thi với một tâm lý: đậu thì học, không đậu thì quay về trường cũ. Đừng tạo áp lực cho bản thân.
Mặt khác, bạn nên thông báo chuyện này cho người thân để cùng cân nhắc, có được lựa chọn đúng nhất.

48. Sức học của tôi thuộc dạng trung bình khá, tôi rất muốn thi vào một trường ĐH. Vậy tôi nên chọn trường như thế nào cho phù hợp?
Học lực của bạn không giỏi, bạn vẫn có cơ hội đậu ĐH nếu bạn chọn khối thi có các môn bạn học tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cần xác định: mình thích ngành nghề nào nhất, cân nhắc xem mình có phù hợp với loại công việc cụ thể của nghề đó không, sau đó hãy chọn trường. Mỗi ngành, nghề hiện đang được đào tạo ở nhiều trường khác nhau. Học lực trung bình khá, bạn nên hướng đến nhóm trường ĐH địa phương, các trường CĐ, trung cấp sẽ dễ có cơ hội trúng tuyển hơn.

49. Ba mẹ muốn em học kinh tế nhưng em muốn học ngành xã hội: du lịch, ngoại giao hoặc nhà báo. Vậy em phải làm sao?
Trong việc chọn nghề, đôi khi có những xung đột giữa cha mẹ và con cái. Cha mẹ có cái nhìn rộng hơn. Chúng ta còn trẻ, có thể nông cạn hơn nhưng không phải lúc nào cha mẹ cũng đúng.
Các em nên trình bày vì sao mình chọn ngành đó, đồng thời lắng nghe ý kiến ba mẹ về ngành nghề ba mẹ chọn. Sau đó thống nhất chọn nghề theo những điều hợp lý nhất. Nếu chọn theo ý kiến người khác sau này sẽ khó có hứng thú học, ra trường khó thành công. Em nên cân nhắc thêm giữa những công việc xã hội và việc làm kinh tế xem ngành nào hợp mình hơn.
Khi các em thích làm ngành nghề nào, cần phải xem mình hợp ngành đó hay không. Ví dụ: muốn làm du lịch phải có ngoại ngữ, có sức khỏe để đi xa; muốn làm ngoại giao, quan hệ quốc tế cần khả năng giao tiếp linh hoạt trong ứng xử, khả năng ngoại ngữ… Các em nên lựa chọn theo những khả năng mình sẵn
có, điều này giúp các em thành công hơn.

50. Muốn làm biên tập viên trong đài truyền hình thì học ngành gì?
Muốn trở thành biên tập viên làm việc trong các đài truyền hình thì có thể học rất nhiều ngành khác nhau. Trong đó ngành báo chí - truyền thông là ngành đào tạo chính quy để sinh viên sau này ra trường làm nghề biên tập viên. Tuy nhiên, ngành học này yêu cầu sinh viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt, có sức khỏe đảm bảo và chịu được áp lực công việc cao,…

51. Cho em hỏi, nộp hồ sơ vào nhiều ngành cũng một trường thì được nhưng tại sao đối với các ngành cùng đợt thi thì em chỉ được phép chọn một trong số giấy báo để dự thi mà thôi?.
Điều này không có gì là khó hiểu cả. Khi em nộp bao nhiêu bộ hồ sơ ĐKDT vào một trường nào đó thì em sẽ nhận được tương ứng với bấy nhiêu giấy báo dự thi. Ở cùng một đợt thi thì các môn thi sẽ diễn ra cùng thời với nhau nên em không thể “phân thân” để dự thi nhiều ngành được.

52. Em nộp 2 hồ sơ theo 2 con đường là nộp theo nhà trường THPT em đang theo học và nộp tại trường đại học mà em dự định thi vào cùng 1 lúc có bị làm sao không? Em nộp 2 hồ sơ vào 2 khoa khác nhau của cùng 1 trường đại học thì có làm bi làm sao không? và nếu khi thi thì điểm của em sẽ được xét như thế nào để vào được trường đại học đó?
Hai hình thức nộp hồ sơ ĐKDT của em là hoàn toàn hợp lệ. Hiện nay không có quy định nào cấm học sinh đang học THPT nộp hồ sơ ĐKDT trực tiếp tại các trường ĐH, CĐ.
Việc em nộp một hay nhiều hồ sơ ĐKDT vào một trường/khoa là quyền của em. Ứng với mỗi bộ hồ sơ ĐKDT em sẽ được nhận một giấy báo dự thi tương ứng. Nếu hai ngành em đăng ký dự thi cùng một khối thì em chỉ được phép chọn NV1 là một trong hai ngành học đó.
Trong ngày làm thủ tục dự thi, em sẽ phải ký vào biên bản xác nhận ngành dự thi và giám thị phòng thi sẽ phát thẻ dự thi cho em theo đúng ngành học mà em đã chọn. Nếu hai ngành thuộc hai khối thi năm ở hai đợt thi khác nhau thì em có thể dự thi cả hai đợt và kết quả xét tuyển sẽ ứng với từng đợt thi đó.

53. Tôi đã bị mất bằng tốt nghiệp THPT, vậy làm sao tôi dự thi kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp đến?
Tất cả những trường hợp bị mất một trong các giấy tờ cần thiết theo quy định để làm thủ tục dự thi đều phải có mặt trong ngày làm thủ tục dự thi để nhà trường xem xét, đối chiếu hồ sơ gốc, yêu cầu làm giấy cam đoan, chụp ảnh bổ sung tại chỗ. Thí sinh sẽ được dự thi nhưng khi có kết quả phải có đủ các giấy tờ cần thiết mới được công nhận kết quả thi và trúng tuyển (nếu đủ điểm).
Vì vậy, trường hợp bạn làm mất bằng tốt nghiệp THPT, tốt nhất ngay từ bây giờ bạn phải trực tiếp liên hệ với sở GD-ĐT (nơi bạn đã dự thi tốt nghiệp THPT trước đây) để xin được cấp lại “phó” bản bằng tốt nghiệp THPT (dùng để thay thế bằng tốt nghiệp trong những trường hợp cần thiết) hoặc xác nhận là em đã TN THPT rồi.
Điều 25 trong quy chế tuyển sinh nêu rõ: Thí sinh xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với những thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp những năm học trước) khi đến làm thủ tục dự thi ĐH, CĐ.

54. Em là thí sinh tự do, em nộp hồ sơ thi vào một trường ĐH ở Hà Nội nhưng em quên không nộp kèm theo phong bì có dán tem và ghi rõ họ tên địa chỉ. Như vậy có vấn đề gì không? Năm nay thủ tục dự thi và giấy tờ mang theo khi đến phòng thi có gì thay đổi không?

Theo quy định thì em cần phải gửi phong bì dán tem ghi địa chỉ rõ ràng để nhà trường gửi giấy báo dự thi, giấy báo trúng tuyển cho thí sinh. Tuy nhiên nếu thí sinh quên không nộp thì điều đó cũng không ảnh hưởng quá lớn. Một là nhà trường có thể gọi điện thông báo cho em qua số điện thoại em điền ở hồ sơ ĐKDT hoặc sẽ căn cứ vào hồ sơ gốc để mua phong bì dán tem gửi về cho em.
Nói chung về thủ tục dự thi và giấy tờ mang theo không khác gì so với những năm trước đây. Cu thể: Thí sinh phải có mặt tại trường đã đăng ký dự thi theo đúng thời gian và địa điểm ghi trong Giấy báo dự thi để làm thủ tục dự thi.
Xuất trình giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (đối với những thí sinh vừa dự kỳ thi tốt nghiệp) hoặc bản sao bằng tốt nghiệp (đối với những thí sinh đã tốt nghiệp những năm học trước); Nhận Thẻ dự thi (nếu Giấy báo dự thi khôngkiêm thẻ dự thi); Nhận phòng thi và nghe phổ biến quy chế dự thi.
Nếu thấy có những sai sót hoặc nhầm lẫn về họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, đối tượng, khu vực ưu tiên, khối thi, trường và ngành học,... thí sinh phải báo cáo HĐTS để điều chỉnh ngay. Trường hợp bị mất Thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, thí sinh phải báo cáo và làm cam đoan để Uỷ viên phụ trách điểm thi xem xét, xử lý;
Khi vào phòng thi, thí sinh phải tuân thủ các quy định sau đây: Trước buổi thi đầu tiên, trình Thẻ dự thi cho cán bộ coi thi; Xuất trình Giấy chứng minh thư khi CBCT yêu cầu; Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính điện tử không có thẻ nhớ và không soạn thảo được văn bản;
Không được mang vào khu vực thi và phòng thi giấy than, bút xoá, các tài liệu, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu, phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa đựng thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng thi.

55. Em nộp hồ sơ trực tiếp tại trường ĐH, nhưng sau đó không may em bị mất phiều số 2. Cho em hỏi mất phiếu số 2 có bị làm sao không?
Phiếu ĐKDT số 2 chỉ có tác dụng dùng để làm cơ sở nhận giấy báo dự thi, giấy báo điểm và dùng để cán bộ tuyển sinh xác nhận khi có sai sót trong giấy báo dự thi.
Nếu phiếu số 2 bị mất thì sẽ không làm ảnh hưởng đến việc dự thi của thí sinh. Tuy nhiên em cần phải lưu ý một số điểm sau:
Khi nhận giấy báo dự thi thì em cần phải mang giấy tờ tùy thân thiết yếu để cán bộ cấp phát kiểm tra đổi chiếu (chứng minh thư, thẻ học sinh…).
Nếu giấy báo dự thi có sai sót thì em cần mang giấy tờ gốc để trong ngày đến làm thủ tục dự thi cán bộ tuyển sinh sẽ kiểm tra đối chiếu. Nếu phải điều chỉnh thì em yêu cầu cán bộ phòng thi viết tay xác nhận và ký tên đóng dấu. Em phải giữ lại giấy này để làm cơ sở đối chiếu sau này.

56. Em nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường ĐH KHXH&NV nhưng lại quên không hỏi xem lấy Giấy báo dự thi như thế nào? Nếu có sai sót trong Giấy báo dự thi thì em phải làm thế nào? Em có được điều chỉnh ngành dự thi của mình không?
Nếu em nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường ĐH KHXH&NV thì Nhà trường sẽ gửi Giấy báo dự thi đại học về cho em qua đường bưu điện vào tuần đầu tháng 6. Trong trường hợp em đăng ký nhận Giấy báo dự thi tại Trường thì từ ngày 10 đến 15/6 em mang Phiếu số 2 đến nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy báo dự thi. Sau ngày 15/6, nếu em vẫn chưa nhận được Giấy báo dự thi, em có thể liên hệ điện thoại với Bộ phận
TS của Trường ĐH KHXH&NV để được thông báo những thông tin cần thiết để đi làm thủ tục dự thi hoặc mang phiếu số 2 đến nhận Giấy báo dự thi trực tiếp tại Trường.
Trong trường hợp có sai sót thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, đối tượng, mã trường THPT, mã tỉnh, mã huyện,..em có thể yêu cầu chỉnh sửa vào ngày làm thủ tuc dự thi. Còn việc chỉnh sửa ngành dự thi chỉ được thực hiện khi có sự sai sót trong qua trình nhập hồ sơ của em, trường hợp này em phải xuất trình Phiếu số 2 để đối chiếu.

57. Em học năm nay năm thứ 2 ĐH chính quy: em đã nộp bằng tốt nghiệp THPT bản gốc cho trường rồi. Nếu em thi lại năm nay, khi đi thi em có được mang bằng tốt nghiệp THPT photo đã công chứng đi để dự thi không?
Theo quy định thì khi tham dự kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ thì thí sinh có thể sử dụng bản gốc hoặc bản sao bằng tốt nghiệp THPT.

58. Em nộp 3 bộ hồ sơ vào 3 ngành khác nhau của Trường ĐH KHXH&NV nhưng khi nhận được Giấy báo dự thi thì cả 3 Giấy báo dự thi dự thi đều có cùng một số báo danh. Cho em hỏi như vậy có sai sót gì không?
Việc này là hoàn toàn bình thường em ạ. Do em chỉ được chọn 1 trong số các ngành mà em đã nộp hồ sơ ĐKDT thôi, nên Bộ phận tuyển sinh của Nhà trường chỉ đánh 1 số báo danh cho tất cả các Giấy báo dự thi của em. Khi đi làm thủ tục dự thi, em phải xác nhận vào Biên bản xác nhận ngànhdự thi và nhận Thẻ dự thi tương ứng với ngành thi em đã chọn.

59. Khi nộp hồ sơ em quên không ghi mã đăng kí dự thi nhưng người thu hồ sơ vẫn nhận hồ sơ và không bảo em ghi mã đăng kí thì em có được nhận giấy báo dự thi không?
Thông thường, mục 13 chỉ thực sự tác dụng đối với các Sở Giáo dục-Đào tạo khi phân loại hồ sơ. Còn đối với các thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp tại Trường, thì mục này không quá quan trọng. Vì vậy, nếu cán bộ thu hồ sơ đã không nhắc nhở em phải ghi thì em không có gì phải lo lắng. Em vẫn sẽ nhận được Giấy báo dự thi bình thường như các thí sinh khác. Tuy nhiên, em cần phải lưu ý xem Trường mà em nộp hồ sơ ĐKDT sẽ gửi Giấy báo dự thi cho thí sinh như thế nào, vì có trường yêu cầu thí sinh phải đến nhận, có trường lại gửi cho thí sinh qua đường Bưu điện.

60. Gia đình tôi nhận được giấy báo dự thi của trường ĐH KHXH&NV nhưng không thấy có con dấu của Hội đồng tuyển sinh trường. Xin hỏi như vậy có hợp lệ không?
Chỉ có những trường sử dụng giấy báo dự thi kiêm luôn thẻ dự thi thì mới dán ảnh, đóng giáp lai và có dấu đầy đủ. Đối với các trường không sử dụng giấy báo dự thi kiêm luôn thẻ dự thi thì việc thiếu ảnh, thiếu dấu là chuyện bình thường. Chính vì thế bạn không cần phải lo lắng vì điều này.

61. Em đăng kí dự thi vào trường ĐH. Em thuộc diện ưu tiên số 06 cho nên khi đăng kí hồ sơ dự thi em đã ghi đầy đủ và nộp giấy xác nhận để được ưu tiên dưới sự hướng dẫn của thầy cô ở trường THPT. Nhưng khi nhận giấy báo dự thi thì ở phần đối tượng lại bỏ trống. Em không biết có sai sót gì trong giấy xác nhận ưu tiên của em hay do sai sót trong giấy báo dự thi? Nếu muốn sửa lại những sai sót này thì em phải làm như thế nào?
Nếu em đã nộp Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên rồi, thì tốt nhất em liên hệ điện thoại đến Hội đồng tuyển sinh của Trường ĐKDT để yêu cầu kiểm tra lại vì thiếu sót vẫn có thể xảy ra trong quá trình nhập liệu và kiểm tra hồ sơ. Nếu đúng là em đã có xác nhận đối tượng ưu tiên, thì bộ phận tuyển sinh của Trường đó sẽ sửa chữa đối tượng cho em.
Trường hợp thiếu Giấy xác nhận ưu tiên hoặc Giấy xác nhận ưu tiên chưa phù hợp, em sẽ phải bổ sung
Giấy xác nhận ưu tiên hợp lệ trong ngày đến làm thủ tục dự thi để được điều chỉnh kịp thời. Vì vậy, khi đi em nhớ mang theo phiếu ĐKDT số 2 và các giấy tờ liên quan đến chứng minh đối tượng của mình.

62. Em không nhận được giấy báo dự thi. Vậy khi thi xong em có được nhận kết quả thi hay không. Nếu có thì gửi về nhà hay lên trường lấy? Em là thí sinh tự do.
Em nên xem lại địa chỉ mà em ghi khi nộp hồ sơ ĐKDT để Hội đồng tuyển sinh gửi Giấy báo dự thi xem đã cụ thể và rõ ràng chưa. Nếu địa chỉ đúng mà em vẫn không nhận được Giấy báo dự thi. Em nên liên hệ với cán bộ phụ trách tuyển sinh của nơi em nộp hồ sơ để đăng ký nhận trực tiếp kết quả thi trực tiếp tại đó.

63. Em đăng ký thi khối D vào Trường ĐH KHXH&NV, nhưng khi nhận được Giấy báo dự thi của Trường ĐH Ngoại ngữ. Như vậy, có sai sót gì không? Nếu thông tin trong Giấy báo dự thi của em sai thì em phải liên hệ với ai để sửa chữa lại?
Trong Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường ĐH Ngoại ngữ được giao nhiệm vụ tổ chức thi khối D cho tất cả các đơn vị thành viên, trong đó gồm cả các thí sinh thi vào Trường ĐH KHXH&NV. Nếu trong Giấy báo dự thi của em có sai sót, em có thể liên hệ trực tiếp với Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Ngoại ngữ để được hướng dẫn xử lý hoặc yêu cầu cầu chỉnh sửa trong ngày làm thủ tục dự thi.

64. Em là thí sinh thuộc đối tượng dân tộc. Nhưng trong Giấy báo dự thi của em không thấy ghi đối tượng của em là 01 mà bỏ trống. Như vậy là sao? Em làm gì để được hưởng ưu tiên là con em dân tộc trong tuyển sinh?
Để được hưởng ưu tiên, em cần bổ sung một trong số các loại giấy tờ sau trong ngày làm thủ tục dự thi: Giấy khai sinh (bản sao), Photo Chứng minh thư có công chứng hoặc Giấy xác nhận thành phần dân tộc do chính quyền địa phương cấp. Sau đó, em thông tin đối tượng vào biên bản sửa chữa thông tin thí sinh theo hướng dẫn của giám thị phòng thi. Ngày hôm sau đi thi, em sẽ nhận được Thẻ dự thi mới có ghi rõ đối tượng ưu tiên của em.

65. Em là thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia năm 2011. Em nộp hồ sơ ĐKDT vào Trường ĐH Ngoại thương nhưng nộp hồ sơ ƯTXT vào một ngành của Trường ĐH KHXH&NV. Vậy em có được hưởng quy định ƯTXT của Trường không?
Nếu em đã nộp hồ sơ ƯTXT vào Trường ĐH KHXH&NV thì em sẽ vẫn được hưởng chế độ ƯTXT của Trường. Cụ thể, nếu em không đỗ vào Trường ĐH Ngoại thương, nhưng có kết quả thi tuyển sinh đại học trên điểm sàn của Bộ GD-ĐT và không có môn thi nào bị điểm 0, em sẽ trúng tuyển vào ngành học mà em đã nộp hồ sơ ƯTXT. Bộ phận tuyển sinh của Nhà trường sẽ kiểm tra kết quả thi của em theo dữ liệu điểm của Bộ GD-ĐT và liên hệ với em nếu em đủ điều kiện trúng tuyển vào Trường.






Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
*****Lời nói chẳng mất tiền mua.*****Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.*****

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013 :: THƯ VIỆN :: Học Tập - Trao Đổi Kiến Thức :: Thông Tin Hướng Nghiệp-