Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013

ĐƯỜNG ĐẾN CÁNH CỬA ĐẠI HỌC MƠ ƯỚC !
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
Tổng hợp bí quyết: nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh hay 2/8/2013, 10:13 am
Nhận định về cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Tiếng Anh 2/8/2013, 9:51 am
Để làm tốt bài thi Tuyển Sinh môn Vật Lý 2/8/2013, 9:47 am
Các dạng đề văn thường gặp trong tuyển sinh đại học 2/8/2013, 9:46 am
Tư vấn tuyển sinh: Chọn nghề trước, chọn ngành sau 1/29/2013, 1:35 pm
Tư vấn tuyển sinh 2013: Bạn có phù hợp với ngành Du Lịch? 1/29/2013, 8:38 am
Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2013 do báo Tuổi Trẻ tổ chức 1/29/2013, 8:03 am
Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2013 do Báo Thanh Niên tổ chức 1/29/2013, 7:27 am
Tuyển sinh 2013: Nhiều trường tự cắt giảm chỉ tiêu 1/29/2013, 7:24 am
Tổng hợp những điểm mới trong kỳ tuyển sinh 2013 1/29/2013, 7:22 am
Tuyển sinh 2013: những ngành nghề thiếu lao động trong những năm tới 1/29/2013, 7:20 am
Tuyển sinh 2013: sẽ có sự phân biệt giàu nghèo khi tăng học phí 1/29/2013, 7:17 am
Tuyển sinh 2013: nhiều trường mở thêm ngành mới 1/29/2013, 7:16 am
Cuốn những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2013 1/29/2013, 7:01 am
Lịch thi Đại học Cao Đẳng 1/29/2013, 6:48 am
Tỉ lệ chọi Đại học Kinh tế Quốc dân 1/24/2013, 11:15 pm
Những câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng 1/24/2013, 10:59 pm
Trường Đại học Tài chính - Marketing - ngày hội "Tư vấn – Hướng nghiệp tuyển sinh 2013" 1/23/2013, 12:30 pm
'Chấm thi đại học sai sót, có biểu hiện đánh dấu bài' 1/23/2013, 11:18 am
Tăng lệ phí tuyển sinh, rút ngắn thời gian xét tuyển 1/23/2013, 11:09 am

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
3/14/2012, 3:50 am
Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Bgavat12
Avatar
Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Bgavat18
Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Bgavat10Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Bgavat12Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Bgavat13
Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Bgavat15AdminNhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Bgavat17
Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Bgavat19Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Bgavat21Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Bgavat22
AdminAdmin
Tổng số bài gửi : 1697
Points : 36464
Join date : 01/04/2011
Age : 28
Đến từ : thị trấn Phú Hòa - huyện Phú Hòa - tỉnh Phú Yên
Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp Vide10

Bài gửiTiêu đề: Nhận định trách niệm của triều Nguyễn về việc để mất nước vào tay thực dân Pháp
http://vn.360plus.yahoo.com/bavu-vantue/

Nhà Nguyễn là vương triều đã hoàn thành việc chấm dứt chia
cắt, phân chia Đàng Trong, Đàng Ngoài dù rằng phong trào Tây Sơn là những người
đầu tiên thực hiện quá trình này (thậm chí cuối thời Tây Sơn cũng đang có nguy
cơ phân liệt).
Triều Nguyễn từ Gia Long đến Minh Mạng đều lo củng cố vương quyền đồng thời
củng cố chủ quyền dân tộc, chống mọi sự vi phạm, xâm phạm từ bên ngoài và bên
trong, kể cả bằng những biện pháp như trấn áp quyết liệt Công giáo thời kỳ Minh
Mạng và Tự Đức.

1. Vấn đề cải cách:
Theo Nguyễn Quang Trung Tiến (Trường Đại học Khoa học Huế), đối với những đề
xướng cải cách, thái độ của nhà Nguyễn là tiếp nhận các điều trần chứ không
quay lưng. Vua Tự Đức và triều thần dường như đã đọc không bỏ sót một bản điều
trần nào của các nhà cải cách gửi về Huế;... đồng thời đã tổ chức thực hiện
việc cải cách ở một số lĩnh vực. Tuy nhiên, nhà Nguyễn đã thất bại trong việc
cải cách, những công việc tiến hành chưa nhiều và không đồng bộ, không thể tạo
ra một cuộc cải cách thực sự như “Minh Trị duy tân” ở Nhật Bản, để rồi dang dở
bất thành. Những nguyên nhân cơ bản là:

1. Cuộc cải cách của triều Nguyễn gặp phải hạn chế khách quan là không hề có
những hậu thuẫn quan trọng về xã hội, thiếu hẳn một giai cấp đủ năng lực tiến
hành cải cách.

2. Giai cấp phong kiến Việt Nam
chưa có khuynh hướng tư sản hóa nên số đông triều thần nhà Nguyễn đã bị tầm
nhìn hạn hẹp và sự thủ cựu chi phối, năng lực bản thân hạn chế.

3. Không có người biết tổ chức, quản lý, tay nghề không có, kỹ thuật yếu kém.

4. Sau khi Nam Kỳ mất, tiềm lực quốc gia hao mòn quá lớn, nguồn tài chính cạn
kiệt, mất mùa đói kém triền miên, dân chúng nổi lên khắp nơi, nên sự đầu tư cho
cuộc canh tân không đủ, nhiều chương trình học nước ngoài bị bỏ dở nửa chừng.
Riêng nguyên nhân này còn có tác động từ phía Pháp: không ít lần người Pháp đã
ngăn không cho du học sinh Việt Nam
ra nước ngoài học; hoặc việc mua tàu máy, vũ khí của nước ngoài cũng bị Pháp
phá hỏng...


2. Nguyên nhân mất nước:
Người dân Bắc Kỳ (Tonkinese) sụp lạy các binh sĩ Pháp năm 1884. Tranh vẽ trong
cuốn La guerre du Tonkin (phát hành tại Paris,
1887) của L. Huard
Có những ý kiến khác nhau về trách nhiệm của các vua nhà Nguyễn đối với việc
Việt Nam
mất vào tay người Pháp.

Trong Việt Sử tân biên, Phạm Văn Sơn cho rằng Việt Nam
mất vào tay thực dân Pháp là một tất yếu lịch sử, hoặc ít ra cũng do trình độ
dân trí Việt Nam
quá thấp kém so với người Pháp. Ngược lại, các nhà sử học miền Bắc Việt Nam
trong giai đoạn 1954-1975 có xu hướng quy trách nhiệm hoàn toàn cho các vua
Nguyễn đối với việc mất nước rằng Nguyễn Ánh đã "cõng rắn cắn gà nhà"
và Tự Đức "bán rẻ đất nước" cho thực dân.

Về phía Pháp, sử gia Gosselin nói rằng các hoàng đế An Nam phải chịu trách
nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ. Dân xứ này, quan lại, binh lính
xứng đáng có được những người cầm đầu có giá trị hơn thế. Chính quyền họ đã mù
quáng vì không dự liệu, không chuẩn bị gì hết.

GS Nguyễn Phan Quang có ý kiến như sau:
Mất nước không phải là tất yếu... Triều Nguyễn thua Pháp vì lúng túng về đường
lối chính trị dẫn đến lúng túng vềquân sự, tuy quân lực không yếu mà tự phải
thua. Sự lúng túng còn thể hiện trong nỗi lo sợ trước luồng tư tưởng mới đang
tràn vào. Lo sợ, nhưng không có giải pháp hữu hiệu, đành thu mình đóng kín.
Càng lúng túng hơn khi nhà Nguyễn đồng thời phải đối phó với những mâu thuẫn
nội bộ rất nghiêm trọng, mà những mâu thuẫn này lại bị sự chi phối rất mạnh của
các áp lực từ bên ngoài. Riêng đối với đạo Gia-tô thì triều Nguyễn đã từ lúng
túng đi đến bế tắc, không đủ sức chuyển đổi tư duy để có biện pháp thích hợp.

Tác giả Nguyễn Quang Trung Tiến cho rằng: Nhà Nguyễn chú trọng tới việc giữ chủ
quyền đất nước, trong đó có việc cấm đạo.
"Những chính sách cực đoan của nhà Nguyễn với Thiên chúa giáo không hề xuất
phát từ đầu óc kỳ thị tôn giáo thuần túy, mà chính xuất phát từ nhận thức giữa
Thiên chúa giáo với phương Tây là dấu nối như một thể đồng nhất. Vì thế, trong
cách nhìn của triều Nguyễn, ngăn cấm Thiên chúa giáo là ngăn chặn phương Tây
hiện diện tại Việt Nam,
chứ không phải ngăn cấm một tôn giáo đơn thuần. Tuy nhiên, cách làm của nhà
Nguyễn đã phản tác dụng, gây phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân, tạo vết hằn
lịch sử đau thương giữa lương và giáo, đồng thời khiến phương Tây có lý do nổ súng
xâm lược và lợi dụng đồng bào có đạo trong suốt thời gian thống trị."

Giáo sư Phan Huy Lê thì cho rằng:
Kết luận trước đây cho rằng Tự Đức bạc nhược đầu hàng, phản bội dân tộc là chưa
thỏa đáng, chưa khách quan. Ông và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước
và cũng là bảo vệ vương triều đến cùng, nhưng do năng lực và nhãn quan chính
trị nên không đề ra được đối sách đúng để giành thắng lợi trước một thế lực xâm
lược hoàn toàn mới, mà lịch sử trước đây chưa để lại kinh nghiệm.
Trong cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á, tất cả các quốc gia đều mất nước, hoặc
thành thuộc địa, hoặc thànhnửa thuộc địa. Chỉ riêng Nhật Bản và Thái Lan giữ
được độc lập...Nhật Bản thời Minh Trị thực hiện cuộc cải cách lớn, nhưng tình
hình kinh tế xã hội của Nhật có khác các nước phương Đông, bắt đầu từ thế kỷ
XVII khi đóng cửa với bên ngoài nhưng bên trong phát triển kinh tế rất mạnh,
tạo lập những tiền đề cho cuộc cải cách. Thái Lan thì có cách ứng xử rất khôn
ngoan, tận dụng được vị thế vùng đệm nằm giữa 2 thế lực đế quốc rất mạnh, Anh ở
phía Ấn Độ, Pháp ở phía Đông Dương, lợi dụng được mâu thuẫn và cạnh tranh gay
gắt này để duy trì thế độc lập tương đối...không thể phủ nhận trách nhiệm của
triều Nguyễn là nhà nước quản lý đất nước, nhưng lúc phân tích nguyên nhân mất
nước thì phải hết sức khách quan, toàn diện, đặt trong bối cảnh lịch sử mới của
khu vực và thế giới, không nên quy kết một cách giản đơn.

Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì:
"Vương triều Nguyễn tuy không bán nước nhưng đã để mất nước (cho đến năm 1945).
Tất nhiên, đây là khó khăn chung của các nước nhược tiểu mà triều đình nhà
Nguyễn không thể vượt qua được thời đại trong tình hình Đông - Tây bấy giờ.
Nhược điểm này chính là lý do mà một số người đã nêu ra để báng bổ vương triều
ấy một cách nặng lời nếu không nói là quá đáng. Chủ yếu là do nhận thức phiến
diện và thái độ cực đoan của một giai đoạn lịch sử."
Riêng với Tự Đức và các triều thần, Nguyễn Quang Trung Tiến nhìn nhận và lý
giải điều mà nhiều sách vở từng gọi họ là "bạc nhược" dưới góc độ khác,
từ nguyên nhân bế tắc trong cải cách:
"Suốt hơn 20 năm kể từ khi ký Hiệp ước Nhâm Tuất (1862), triều Nguyễn đã không
thể giải quyết mâu thuẫn giữacải cách mới có thể chống Pháp thành công và muốn
chống Pháp thành công thì phải cải cách; vì thế, triều Nguyễn đã để mất dần
lãnh thổ và phải lần lượt ký kết nhiều hiệp ước bất bình đẳng với thực dân
Pháp. Sự bế tắc này dễ làm người ta liên tưởng vua Tự Đức và triều đình Huế đã
theo đuổi một đường lối chống Pháp nhu nhược, thỏa hiệp, cuối cùng chấp nhận
đầu hàng giặc.
"Hai hiệp ước Harmand (25-8-1883) và Patenôtre (6-6-1884) do triều Nguyễn
ký kết với Pháp diễn ra sau ngày vua Tự Đức mất, nhưng đó là kết quả khó tránh
khỏi của một kế sách dùng dằng, bế tắc của người tiền nhiệm".

Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam:
"Kết cục của triều Nguyễn có thể gọi là sự đầu hàng để mất nước. Nhưng đừng
quá lời coi đó là sự bán nước vì không thể không nói đến gần 20 năm phản kháng
chống xâm lược không chỉ của dân chúng mà cả triều đình. Những cuộc chiến đấu
dũng mãnh của quan quân triều đình cùng nhân dân trên cửa biển Sơn Trà, trên
thành Điện Hải, của quân dân Nam Bộ trên chiến lũy Kỳ Hoà, trên cổng thành Cửa
Bắc Hà Nội với cái chết anh hùng của hai vị Tổng đốc thành Hà Nội là Nguyễn Tri
Phương và Hoàng Diệu là bằng chứng..."

Giáo sư sử học Nguyễn Khắc Thuần khẳng định trách nhiệm của nhà Nguyễn đối với
việc mất nước, bất luận nhìn từ góc độ nào:
"Việc Pháp đánh Việt Nam là một tất yếu khách quan; việc nhà Nguyễn để mất
nước có phải là tất yếu khách quan hay không, đó là một dấu hỏi lớn, là chủ đề
của nhiều hội thảo khoa học của nhiều thế hệ nhà sử học. Thực tế cho thấy không
phải nhà Nguyễn buông súng từ đầu và không phải các hoàng đế nhà Nguyễn đều bạc
nhược. Chúng ta có quyền nhìn nhận việc mất nước từ nhiều góc độ khác nhau,
nhưng nhìn từ góc độ nào thì nhà Nguyễn cũng phải chịu trách nhiệm về thảm họa
mất nước".





3. Quan điểm đánh giá:

Từ năm 1945 đến trước năm 1975, đã có những ý kiến đánh giá phê phán nhà Nguyễn
rất gay gắt ở miền Bắc. Ngay từ năm 1961, ngay trước khi cho ấn hành tập đầu
tiên của bộ Đại Nam thực lục, Viện Sử học miền Bắc đã viết nhận định:

"Những sự kiện lịch sử xảy ra trong khoảng thời gian từ Nguyễn Hoàng đến Đồng
Khánh [1558-1888], những công việc mà các vua [chúa] nhà Nguyễn đã làm trong
khoảng thời gian 330 năm ấy, ... tự chúng tố cáo tội ác của nhà Nguyễn trước
lịch sử của dân tộc chúng ta".

"Theo lệnh của các vua nhà Nguyễn, bọn sử thần của nhà Nguyễn làm công việc
biên soạn Đại Nam thực lục đã cố gắng rất nhiều để tô son vẽ phấn cho triều đại
nhà Nguyễn ..." và "Nhưng bọn sử thần ấy vẫn không che giấu nổi các
sự thật của lịch sử. Dưới ngòi bút của họ, sự thật của lịch sử ... vẫn phơi bày
cho mọi người biết tội ác của bọn vua chúa phản động, không những chúng đã cõng
rắn cắn gà nhà, mà chúng còn cố tâm kìm hãm, đày đọa nhân dân Việt Nam trong
một đời sống tối tăm đầy áp bức".



Sách Lịch sử Việt Nam do Viện Khoa học Xã hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
bản năm 1971 cũng cho rằng "triều Nguyễn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn
về tội ác trời không dung, đất không tha, để cho tên tuổi đất nước một lần nữa,
sau hàng ngàn năm độc lập, bị quân cướp nước xóa khỏi bản đồ Thế
giới"[129].

"Triều Nguyễn là vương triều phong kiến cuối cùng dựng lên bằng một cuộc chiến
tranh phản cách mạng nhờ thế lực xâm lược của người nước ngoài. Gia Long lên
làm vua lập ra triều Nguyễn sau khi đàn áp cuộc chiến tranh cách mạng của nông
dân ... Triều Nguyễn là vương triều tối phản động ... Bản chất cực kỳ phản động
của chế độ nhà Nguyễn bộc lộ rõ ngay từ đầu qua những hành động khủng bố, trả
thù vô cùng đê hèn của Nguyễn Ánh đối với các lãnh tụ nông dân và những người
thuộc phái Tây Sơn kể cả phụ nữ và trẻ em ..."

"Chính quyền nhà Nguyễn hoàn toàn đối lập với nhân dân và dân tộc. Nó chỉ
đại diện cho quyền lợi của những thế lực phong kiến phản động, tàn tạ, nó không
có cơ sở xã hội nào khác ngoài giai cấp địa chủ. Vì vậy, các vua nhà Nguyễn từ
Gia Long (1802-1819) đến Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu Trị (1841-1847), Tự Đức
(1847-1883) đều rất sợ nhân dân và lo lắng đề phòng các hành động lật đổ. Chính
vì kiếp nhược trước phong trào nhân dân mà nhà Nguyễn không dám đóng đô ở Thăng
Long, phải dời vào Huế".



Ngoài ra còn các nhận định trong các tiểu mục khác như "Tăng cường bộ máy
đàn áp", "Bộ máy quan lại hủ lậu mục nát", "Chế độ áp bức
bóc lột nặng nề", "Chính sách kinh tế lạc hậu và phản động",
"Chính sách đối ngoại mù quáng", v.v... và trong tập II của bộ Lịch
sử Việt Nam xuất bản vào năm 1985, các tác giả thuộc Uỷ ban Khoa học Xã hội còn
dùng những từ ngữ như: "triều đình nhà Nguyễn thối nát và hèn mạt",
"Vương triều Nguyễn tàn ác và ngu xuẩn", "cực kỳ ngu xuẩn",
"tên chúa phong kiến bán nước số 1 là Nguyễn Ánh... Nguyễn Ánh cầu cứu các
thế lực ngoại bang giúp hắn thỏa mãn sự phục thù giai cấp", v.v...



Theo nhà nghiên cứu Phan Thuận An thì "Đọc “Lời giới thiệu” trong bản dịch
bộ “Đại Nam thực lục” và học các chương mục lịch sử chính thống với những lời
lẽ như vừa nêu, độc giả và học sinh sinh viên trong cả nước chắc hẳn đều phải
phẫn nộ và căm thù các vua chúa nhà Nguyễn đến tận xương tủy! Có một điều ghi
rõ trong “Lời nhà xuất bản” ở tập II của bộ “Lịch sử Việt Nam” là sách này đã
được “viết theo đề cương” và “tư tưởng chỉ đạo” từ trên xuống. Nghĩa là các tác
giả đã viết theo quan điểm lập trường của lãnh đạo chứ không phải viết theo tư
duy sử học của cá nhân...".



Dù vậy, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, vào ngay thời điểm đang chỉ đạo việc biên
soạn bộ sách lịch sử do Ủy ban Khoa học Xã hội chủ trì đả phá quyết liệt các
chúa Nguyễn và triều Nguyễn cũng nhắc nhở những người tham gia biên soạn bộ sử
ấy rằng, rồi “đến lúc nào đó” phải đánh giá lại chính những quan điểm của bộ sử
này về các chúa Nguyễn và triều Nguyễn[130].

GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nhận định, thời kỳ các
chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từthế kỷ XVI cho đến thế kỷ XIX là một thời
kỳ lịch sử đã trải qua những cách nhìn nhận và đánh giá hết sức khác nhau, có
những lúc gần như đảo ngược lại. Triều Nguyễn được đặt trong “khung” lý thuyết
hình thái Kinh tế xã hội là triều đại suy vong, lâm vào khủng hoảng nặng nề, và
chịu nhiều phán xét không công bằng.



Theo ông Nguyễn Đắc Xuân (Hội sử học Thừa Thiên - Huế), nhận định sai về nhà
Nguyễn còn có 4 xu hướng: con cháu nhà Lê - Trịnh viết về nhà Nguyễn có những
điểm sai; thực dân Pháp, Thiên chúa giáo và những người nghiên cứu nhà Tây Sơn,
thích Tây Sơn đều có những đánh giá sai về nhà Nguyễn[110].

Quan điểm phê phán nhà Nguyễn chi phối xã hội miền Bắc (từ năm 1954) và miền
Nam (từ sau năm 1975) trong một thời gian dài nên nhiều di tích có liên quan bị
hủy hoại, xoá bỏ các hình thức ghi nhận như tên đường phố, trường học, các công
trình công cộng tại các đô thị, thậm chí ngay cả với những “ông vua chống Pháp”
như Duy Tân cũng bị bãi bỏ. Một thời gian dài quần thể di tích cố đô Huế bị bỏ
mặc để trở thành phế tích sau những đổ nát của chiến tranh và lụt lội...[130].
Cũng theo ông Phan Thuận An, chỉ trong hai thập niên gần đây (1987-2008), nhiều
cuộc hội thảo khoa học và nhiều công trình nghiên cứu đã dần dần đem lại một
cái nhìn dễ chịu hơn chứ không còn gay gắt như trước đối với vương triều này.



Tuy nhiên, trong quyển Đại cương Lịch sử Việt Nam tập II do Đinh Xuân Lâm biên
soạn ngày nay (bản năm 2007) cũng vẫn cho rằng "triều Nguyễn thành lập là
sự thắng thế của tập đoàn phong kiến tối phản động trong nước có tư bản nước
ngoài ủng hộ"[131]. Ông Lâm cũng cho rằng nhà Nguyễn "là 1 nhà nước
quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ với 1 chế độ chính trị lạc hậu,
phản động". "Mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội triều
Nguyễn ban hành đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập
đoàn phong kiến nhà Nguyễn"... và các biện pháp khai hoang hay mộ dân lập
ấp đều "xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị".

"Để duy trì chế độ xã hội thối nát nhằm bảo vệ đặc quyền đặc lợi, phong kiến
nhà Nguyễn ra sức củng cố trật tự bằng mọi cách." "Đối nội, chúng ra
sức đàn áp khủng bố các phong trào của quần chúng" và "Đối ngoại, chúng
ra sức đẩy mạnh thủ đoạn xâm lược đối với các nước láng giềng như Cao Miên, Lào
làm cho quân lực bị tổn thất, tài chính quốc gia và tài lực nhân dân bị khánh
kiệt. Còn đối với các nước tư bản phương Tây thì chúng thi hành ngày một thêm
gắt gao chính sách bế quan toả cảng và cấm đạo, giết đạo..."

"Với những chính sách phản động nói trên, nước Việt Nam đã suy yếu
về mọi mặt và trở thành miếng mồi ngon đối với các nước tư bản phương
Tây".



Lý giải về thái độ đánh giá trên, giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học
Lịch sử Việt Nam cho rằng: "nguyên do sâu xa của vấn đề này là do bối cảnh
chính trị của đất nước (Việt Nam) thời bấy giờ và cách vận dụng phương pháp
luận sử học của các nhà nghiên cứu"... "Khuynh hướng này phát triển ở
miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) trong thời gian từ 1954 phản ánh trên một
số luận văn trên tạp chí Văn sử địa, Đại học sư phạm, Nghiên cứu lịch sửvà biểu
thị tập trong những bộ lịch sử, lịch sử văn học, lịch sử tư tưởng Việt
Nam...".



Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu cũng có ý kiến tương tự, cho rằng do chiến tranh
Đông Dương và chiến tranh Việt Nam
mà các nhà biên soạn sách đã có thái độ khắt khe với nhà Nguyễn. Theo Nguyễn
Đình Đầu, việc dùng những khái niệm như đấu tranh giai cấp, giai cấp địa chủ,
giai cấp nông dân, giai cấp phong kiến, tập đoàn thống trị, chiến tranh Cách
mạng, tước đoạt tư liệu sản xuất, bóc lột sức lao động... lên xã hội nông nghiệp
phương Đông trong sách Lịch sử Việt Nam do Viện Khoa học Xã hội của Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà biên soạn là gượng ép.[135]

Nhà sử học Dương Trung Quốc thì tin là bởi "Bối cảnh chính trị của cuộc cách
mạng “phản đế- phản phong” cùng lập trường đấu tranh giai cấp và cải tạo xã hội
chủ nghĩa đã kéo dài sự đánh giá một sắc màu tiêu cực về nhà Nguyễn...".
Ông cũng cho rằng "Sử học là một khoa học, nhưng nó cũng không thể không
mang màu sắc chính trị."và "Trong nhận thức ấy, xin đừng trách nền sử
học một thời đã từng lên án nhà Nguyễn với những đánh giá mà ngày nay ta thấy
thiếu sự công bằng."[130]

Giáo sư Trần Quốc Vượng là người sớm nhất đưa ra một đánh giá sáng sủa hơn trên
tờ “Sông Hương” (Huế) vào năm 1987"Tôi không thích nhà làm sử cứ theo ý
chủ quan của mình, và từ chỗ đứng của thời đại mình mà chửi tràn chửi lấp toàn
bộ nhà Nguyễn cho sướng miệng và ra vẻ có lập trường. Có thời nhà Nguyễn chúng
ta mới có một Việt Namhoàn chỉnh như ngày nay".[130]

Hiện nay, theo giáo sư Phan Huy Lê, "cần thiết phải khẳng định công lao của
các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong việc mở mang bờ cõi, thống nhất đất
nước, phát triển giáo dục, văn hóa. Những gì được coi là “tội” của các vua chúa
Nguyễn cũng phải được xem xét lại cho thật công bằng".



Và giáo sư Phan Huy Lê cũng đặt câu hỏi "việc Nguyễn Ánh “diệt” Nguyễn Lữ,
Nguyễn Nhạc, Quang Toản có phải là phản tiến bộ hay không, khi mà những chính
quyền này đã suy yếu và mất lòng dân?" Giáo sư cũng cho rằng "sau
Cách mạng tháng Tám-1945 cho đến 1975, trong thời kỳ chiến tranh, công việc
nghiên cứu nói chung có bị hạn chế, số lượng công trình nghiên cứu không nhiều.
Và cơ bản nhất là đã xuất hiện một khuynh hướng phê phán gay gắt cácchúa
Nguyễn, đặc biệt là vương triều Nguyễn: chia cắt đất nước, cầu viện ngoại bang,
đầu hàng thực dân xâm lược... Thời kỳ nhà Nguyễn bị đánh giá là thời kỳ chuyên
chế phản động nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Khuynh hướng đó gần như trở
thành quan điểm chính thống trong biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ
thông."và giai đoạn này "là thời kỳ mà nền sử học Mácxít đang hình
thành nên sự ấu trĩ, giáo điều, công thức buổi đầu là không tránh khỏi. Không
chỉ nhà Nguyễn mà nhà Mạc, nhà Hồ cũng chịu cái nhìn thiếu khách quan, công
bằng tương tự..."



Nhà thơ Nguyễn Duy đã có ý kiến:"Cho đến bây giờ, nhiều người biết rằng nhà
Nguyễn có công lớn đối với nước nhà, nhưng không hiểu tại sao và từ lúc nào,
lại bị biến dạng, bị hạ thấp một cách oan sai về thang bậc giá trị lịch sử và
văn hoá."



Cũng theo Giáo sư Phan Huy Lê thì các nhà sử học tham gia hội thảo quốc gia về
"Chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI
đến thế kỷ XIX" năm 2008 đều nhận thấy "sự phê phán, lên án đến mức
độ gần như phủ định mọi thành tựu của thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn
trước đây là quá bất công, thiếu khách quan, nhất là khi đưa vào nội dung sách
giáo khoa phổ thông để phổ cập trong lớp trẻ và xã hội... các nhà sử học dĩ
nhiên có trách nhiệm của mình trong vận dụng phương pháp luận sử học chưa được
khách quan, trung thực."






Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
*****Lời nói chẳng mất tiền mua.*****Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.*****

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013 :: THƯ VIỆN :: Học Tập - Trao Đổi Kiến Thức :: Địa Lý & Lịch Sử :: Lịch Sử-