Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013

ĐƯỜNG ĐẾN CÁNH CỬA ĐẠI HỌC MƠ ƯỚC !
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
Tổng hợp bí quyết: nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh hay 2/8/2013, 10:13 am
Nhận định về cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Tiếng Anh 2/8/2013, 9:51 am
Để làm tốt bài thi Tuyển Sinh môn Vật Lý 2/8/2013, 9:47 am
Các dạng đề văn thường gặp trong tuyển sinh đại học 2/8/2013, 9:46 am
Tư vấn tuyển sinh: Chọn nghề trước, chọn ngành sau 1/29/2013, 1:35 pm
Tư vấn tuyển sinh 2013: Bạn có phù hợp với ngành Du Lịch? 1/29/2013, 8:38 am
Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2013 do báo Tuổi Trẻ tổ chức 1/29/2013, 8:03 am
Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2013 do Báo Thanh Niên tổ chức 1/29/2013, 7:27 am
Tuyển sinh 2013: Nhiều trường tự cắt giảm chỉ tiêu 1/29/2013, 7:24 am
Tổng hợp những điểm mới trong kỳ tuyển sinh 2013 1/29/2013, 7:22 am
Tuyển sinh 2013: những ngành nghề thiếu lao động trong những năm tới 1/29/2013, 7:20 am
Tuyển sinh 2013: sẽ có sự phân biệt giàu nghèo khi tăng học phí 1/29/2013, 7:17 am
Tuyển sinh 2013: nhiều trường mở thêm ngành mới 1/29/2013, 7:16 am
Cuốn những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2013 1/29/2013, 7:01 am
Lịch thi Đại học Cao Đẳng 1/29/2013, 6:48 am
Tỉ lệ chọi Đại học Kinh tế Quốc dân 1/24/2013, 11:15 pm
Những câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng 1/24/2013, 10:59 pm
Trường Đại học Tài chính - Marketing - ngày hội "Tư vấn – Hướng nghiệp tuyển sinh 2013" 1/23/2013, 12:30 pm
'Chấm thi đại học sai sót, có biểu hiện đánh dấu bài' 1/23/2013, 11:18 am
Tăng lệ phí tuyển sinh, rút ngắn thời gian xét tuyển 1/23/2013, 11:09 am

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
8/10/2011, 4:31 am
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat12
Avatar
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat18
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat10Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat12Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat13
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat15AdminNgành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat17
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat19Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat21Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat22
AdminAdmin
Tổng số bài gửi : 1697
Points : 36214
Join date : 01/04/2011
Age : 28
Đến từ : thị trấn Phú Hòa - huyện Phú Hòa - tỉnh Phú Yên
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Vide10

Bài gửiTiêu đề: Ngành Công Nghệ Thông Tin
http://vn.360plus.yahoo.com/bavu-vantue/

Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant)

Ở Việt Nam: Khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.

Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác.

Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng tần rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực.

Công việc của người làm CNTT chuyên nghiệp thường nằm ở một trong những mảng chủ yếu sau:

Lập trình (thao khảo thêm trong bài giới thiệu về ngành Phát triển phần mềm): Công việc chính của lập trình viên là sử dụng những công cụ và ngôn ngữ lập trình để phân tích, thiết kế, tạo ra những phần mềm, website, trò chơi cung cấp cho thị trường. Đây là nghề đang phát triển mạnh ở nước ta và được nhiều bạn trẻ quan tâm. Các công ty phần mềm nghiên cứu, xây dựng, phát triển và cung cấp các phần mềm, các ứng dụng xây dựng website, games v.v… cho thị trường là điểm đến của các lập trình viên.

Chế tạo, lắp ráp và sửa chữa phần cứng: Những người làm trong lĩnh vực này có khả năng chế tạo, sửa chữa hay lắp ráp, lắp đặt các thiết bị, linh kiện của máy tính như ổ cứng, bo mạch, bộ vi xử lý. Các công ty sản xuất, lắp ráp và sửa chữa thiết bị phần cứng đang hứa hẹn một nền công nghiệp hùng mạnh trong tương lai.

Thiết kế giải pháp tích hợp: Công việc này đòi hỏi các chuyên gia phải am hiểu cả phần cứng và phần mềm, có khả năng thiết kế các giải pháp trọn gói cho một công ty, tổ chức về cả phần cứng lẫn phần mềm, dựa trên yêu cầu cụ thể. Họ làm nhiệm vụ tại các công ty cung cấp giải pháp tích hợp hiện đang trên đà phát triển tại Việt Nam.

Quản trị hệ thông và an ninh mạng: Ngày nay, hầu hết các công ty, doanh nghiệp, tổ chức đều có hệ thống máy vi tính kết nối mạng. Người làm công tác quản trị hệ thống và an ninh mạng có nhiệm vụ
bảo đảm cho hệ thống vận hành suôn sẻ, giải quyết trục trặc khi hệ thông gặp sự cố, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu. Trong lĩnh vực này, bạn sẽ làm việc tại các công ty cung cấp giải pháp về mạng và an ninh mạng, các cơ quan, doanh nghiệp v.v…

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết:

- Thông minh và có óc sáng tạo
- Khả năng làm việc dưới áp lực lớn
- Kiên trì, nhẫn nại.
- Tính chính xác trong công việc
- Ham học hỏi, trau dồi kiến thức
- Khả năng làm việc theo nhóm
- Trình độ ngoại ngữ (để tiếp cận kho tàng phong phú về CNTT từ các nguồi sách điện tử và Internet)
- Và quan trọng nhất là niềm đammê với CNTT

Một số địa chỉ đào tạo

Nếu bạn muốn theo học ngành CNTT, có rất nhiều địa chỉ để bạn lựa chọn:
- Khoa Công nghệ thông tin của trường ĐH Bách khoa Hà Nội,
- Trường ĐH Bách khoa TP.HCM,
- Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội và TP.HCM,
- Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội)
- v.v… và rất nhiều trường ĐH, CĐ khác.

Bạn cũng có thể học CNTT ở các trung tâm nổi tiếng chuyên đào tạo CNTT như HanoiCTT, SaigonCTT, công ty IPMAC, trung tâm in học Trí Việt (VnPro), trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech ở Hà Nội và TP.HCM v.v…

Tin học có khác Công nghệ thông tin?

Đối với ngành CNTT, đã có nhiều bạn thắc mắc ngành Tin học và CNTT khác nhau như thế nào, tại sao có trường đào tạo ngành Tin học, có trường đào tạo ngành CNTT? Bằng kỹ sư CNTT và bằng cử nhân CNTT khác nhau ra sao?

TS Quách Tuấn Ngọc đã trả lời cho những thắc mắc này như sau:

Về thuật ngữ, Tin học được dịch từ Informatique (tiếng Pháp) là tên chuyên ngành được phổ biến từ những năm 1970 đến 1990. Tiếng Anh thì vẫn dùng phổ biến là Computer Science.

Khoảng năm 1990, thế giới phổ biến dùng CNTT, dịch từ Information Technology.

Đến năm 2000, thế giới lại dùng là ICT (Information and Communication Technology), cho thấy sự hội tụ giữa Tin học và Viễn thông.

Hiện nay, ở Việt Nam, các trường có nơi gọi là khoa Tin học, có nơi gọi là Khoa CNTT, nhưng về nội hàm thì không khác biệt.

Các trường đại học kỹ thuật hệ 5 năm như ĐHBK thì bằng tốt nghiệp mang tên bằng kỹ sư.

Các trường khác đào tạo hệ 4 năm như ĐH Công nghệ... thì bằng tốt nghiệp gọi là bằng cử nhân.






8/10/2011, 4:43 am
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat12
Avatar
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat18
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat10Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat12Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat13
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat15AdminNgành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat17
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat19Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat21Ngành Công Nghệ Thông Tin  Bgavat22
AdminAdmin
Tổng số bài gửi : 1697
Points : 36214
Join date : 01/04/2011
Age : 28
Đến từ : thị trấn Phú Hòa - huyện Phú Hòa - tỉnh Phú Yên
Ngành Công Nghệ Thông Tin  Vide10

Bài gửiTiêu đề: Vì sao ngành công nghệ thông tin đột ngột “rớt giá”?
http://vn.360plus.yahoo.com/bavu-vantue/

Các giảng viên ngành công nghệ của các trường ĐH lớn như ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Công nghệ, ĐH Bách khoa Hà Nội, Bách khoa TPHCM đã chỉ ra 9 nguyên nhân chính khiến thí sinh đột ngột “lạnh lùng” với ngành học được cho là thời thượng và rất có tương lai này.

Đó là:

1. Thí sinh nhận thức được rằng, không phải ai theo học CNTT cũng có thể kiếm được việc làm đúng nghề, đúng chuyên ngành được đào tạo. Chỉ có người có khả năng (kỹ thuật, ngoại ngữ...) mới có cơ hội việc làm tốt.

2. Học CNTT không phải là một ngành học có thể chạy theo “mốt” mà nó đòi hỏi người học phải có niềm đam mê và khả năng tư duy tốt.

3. Tiếng Anh là một yêu cầu rất cần thiết khi học tin học. Có học tốt ngoại ngữ thì mới có khả năng đọc tài liệu tin học bằng tiếng Anh và mới có khả năng nghiên cứu tin học. Trong khi, trình độ tiếng Anh trong mặt bằng chung của học sinh lớp 12 và sinh viên hiện nay vẫn còn khá thấp.

4. Nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực CNTT ở Việt Nam trong những năm tới là rất lớn, nhưng đòi hỏi phải có chất lượng cao. Trong khi đó ở Việt Nam có quá nhiều trường đào tạo CNTT với mức điểm chuẩn đầu vào rất khác nhau. Đào tạo CNTT ở Việt Nam hiện nay đã thừa về số lượng tuy vẫn còn rất thiếu đội ngũ kỹ sư và quản lý trình độ cao.

5. Hệ thống đào tạo CNTT của Việt Nam hiện nay về cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu đồi hỏi đối với ngành này, còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn.

6. Phương pháp giảng dạy của ngành CNTT đòi hỏi giảng viên phải phát huy được khả năng tự học của SV, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Người thầy phải đóng vai trò của người hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của SV, như là một người đi trước.

Tuy nhiên, phương pháp giảng dạy này ở Việt Nam mới chỉ có rất ít trường thực hiện được. Một phần là do nếp cũ của thầy, nhưng một phần là do sức ì của một bộ phận SV (do bị nhồi nhét một cách thụ động, quá nhiều trong những giờ học thêm, luyện thi ĐH).

7. Tài liệu giảng dạy ngành CNTT còn bất cập. Hiện nay nguồn học liệu mở (của các trường ĐH tiên tiến trên thế giới) rất phong phú và rất dễ khai thác. Vì vậy các trường ĐH ở Việt Nam không thiếu tài liệu. Nhưng trình độ của người dạy và khả năng tiếp thu của người học đều chưa đủ khả năng khai thác và vận dụng. Giáo trình dạy CNTT ở các trường ĐH cập nhật thông tin mới rất chậm.

8. Chương trình đào tạo CNTT hiện nay chưa xác định rõ là đào tạo “chuyên gia làm việc trong industry” hay “nhà nghiên cứu trong lĩnh vực học thuật”. Vì thế, việc đào tạo sinh viên CNTT không xác định rõ được yêu cầu để phục vụ nguồn nhân lực cho việc CNH-HĐH đất nước hay để nghiên cứu phát triển khoa học.


9. Thách thức đối với ngành CNTT là quá lớn. Nghề IT chủ yếu chỉ "sung" ở thời trẻ. CNTT là một môi trường đầy thách thức do công nghệ liên tục đổi mới.

Theo TS Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Tin học Bộ GD-ĐT thì sự thành đạt trong ngành CNTT không phụ thuộc nhiều vào bằng cấp. Có thể lấy ngay ví dụ về các ông chủ của hãng phần mềm nổi tiếng thế giới như Microsoft, Apple... đều không phải được đào tạo từ "lò" CNTT.

Ngay ở Việt Nam, nhiều người thành công trong lĩnh vực IT nhưng lại không phải là cử nhân hay kỹ sư CNTT. Trong khi đó, nhiều ngươờ được đào tạo khá bài bản nhưng khi tốt nghiệp lại phải… chuyển nghề.

Theo Dân Trí






Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
*****Lời nói chẳng mất tiền mua.*****Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.*****

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013 :: THƯ VIỆN :: Học Tập - Trao Đổi Kiến Thức :: Thông Tin Hướng Nghiệp-