Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013

ĐƯỜNG ĐẾN CÁNH CỬA ĐẠI HỌC MƠ ƯỚC !
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
Tổng hợp bí quyết: nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh hay 2/8/2013, 10:13 am
Nhận định về cấu trúc đề thi ĐH, CĐ môn Tiếng Anh 2/8/2013, 9:51 am
Để làm tốt bài thi Tuyển Sinh môn Vật Lý 2/8/2013, 9:47 am
Các dạng đề văn thường gặp trong tuyển sinh đại học 2/8/2013, 9:46 am
Tư vấn tuyển sinh: Chọn nghề trước, chọn ngành sau 1/29/2013, 1:35 pm
Tư vấn tuyển sinh 2013: Bạn có phù hợp với ngành Du Lịch? 1/29/2013, 8:38 am
Chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp 2013 do báo Tuổi Trẻ tổ chức 1/29/2013, 8:03 am
Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2013 do Báo Thanh Niên tổ chức 1/29/2013, 7:27 am
Tuyển sinh 2013: Nhiều trường tự cắt giảm chỉ tiêu 1/29/2013, 7:24 am
Tổng hợp những điểm mới trong kỳ tuyển sinh 2013 1/29/2013, 7:22 am
Tuyển sinh 2013: những ngành nghề thiếu lao động trong những năm tới 1/29/2013, 7:20 am
Tuyển sinh 2013: sẽ có sự phân biệt giàu nghèo khi tăng học phí 1/29/2013, 7:17 am
Tuyển sinh 2013: nhiều trường mở thêm ngành mới 1/29/2013, 7:16 am
Cuốn những điều cần biết về tuyển sinh đại học và cao đẳng năm 2013 1/29/2013, 7:01 am
Lịch thi Đại học Cao Đẳng 1/29/2013, 6:48 am
Tỉ lệ chọi Đại học Kinh tế Quốc dân 1/24/2013, 11:15 pm
Những câu hỏi liên quan đến kỳ thi tuyển sinh đại học cao đẳng 1/24/2013, 10:59 pm
Trường Đại học Tài chính - Marketing - ngày hội "Tư vấn – Hướng nghiệp tuyển sinh 2013" 1/23/2013, 12:30 pm
'Chấm thi đại học sai sót, có biểu hiện đánh dấu bài' 1/23/2013, 11:18 am
Tăng lệ phí tuyển sinh, rút ngắn thời gian xét tuyển 1/23/2013, 11:09 am

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
2/17/2012, 3:05 pm
Những ngành học ít "đụng hàng" Bgavat12
Avatar
Những ngành học ít "đụng hàng" Bgavat18
Những ngành học ít "đụng hàng" Bgavat10Những ngành học ít "đụng hàng" Bgavat12Những ngành học ít "đụng hàng" Bgavat13
Những ngành học ít "đụng hàng" Bgavat15AdminNhững ngành học ít "đụng hàng" Bgavat17
Những ngành học ít "đụng hàng" Bgavat19Những ngành học ít "đụng hàng" Bgavat21Những ngành học ít "đụng hàng" Bgavat22
AdminAdmin
Tổng số bài gửi : 1697
Points : 36214
Join date : 01/04/2011
Age : 28
Đến từ : thị trấn Phú Hòa - huyện Phú Hòa - tỉnh Phú Yên
Những ngành học ít "đụng hàng" Vide10

Bài gửiTiêu đề: Những ngành học ít "đụng hàng"
http://vn.360plus.yahoo.com/bavu-vantue/

Có nhiều ngành học không kém phần hấp dẫn, rất ít nơi đào tạo nhưng đang bị thí sinh bỏ qua vì mải chạy theo số đông.





Những ngành học ít "đụng hàng" ImageView
Bạn Trần Lý Nguyệt Ánh, học sinh Trường THPT chuyên
Tiền Giang, đặt câu hỏi tìm hiểu về khối ngành khoa học tự nhiên trong
chương trình tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2011 tại Tiền Giang sáng
9-1 - Ảnh: Minh Đức
Là một trong bảy trường ĐH trên cả nước được giao nhiệm
vụ đào tạo nhân lực cho ngành điện hạt nhân, đón đầu sự ra đời của các
nhà máy điện hạt nhân trong tương lai không xa, Trường ĐH Điện lực đã
chính thức tuyển sinh chuyên ngành này sớm nhất, từ năm 2010. Người học
được hưởng rất nhiều quyền lợi: ưu đãi về kinh phí đào tạo của Nhà nước
(theo quy định của Chính phủ đối với ngành năng lượng nguyên tử) và của
Tập đoàn Điện lực VN, được đào tạo hai năm cuối ở các trường ĐH tên tuổi
của Nga, Czech, Pháp...

Nhưng trái với dự đoán của nhà trường, thí sinh tỏ ra
không mặn mà với ngành học mới. Khóa đầu tiên chỉ tuyển 50 sinh viên
nhưng trường phải xét tuyển đến nguyện vọng 2 cũng chưa đủ. Trường ĐH
Điện lực khuyến khích thí sinh ở khu vực Nam Trung bộ (Ninh Thuận, Bình
Thuận, Khánh Hòa...) dự thi vào chuyên ngành này nhưng hầu như chưa có
thí sinh...

Nhiều chỉ tiêu, ít thí sinh

Ông Bùi Đức Hiền, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Điện
lực, nhận xét những ngành học truyền thống, thế mạnh của trường và có ưu
thế rõ ràng về cơ hội việc làm lại không hút thí sinh. Riêng với lĩnh
vực điện hạt nhân, Nhà nước đã quyết định đầu tư xây dựng nhà máy, có
nhu cầu nhân lực cấp bách ngay trước mắt, tiến tới cung cấp nhân lực cho
ngành công nghiệp điện hạt nhân tại VN trong tương lai. “Vì thế, có thể
nói tốt nghiệp là có cơ hội việc làm ngay nhưng thí sinh tỏ ra thờ ơ”-
ông Hiền nhìn nhận.



Thiếu nhiều nhân lực ngành tài nguyên, môi trường

Bộ
Tài nguyên - môi trường đã hoàn thiện đề án phát triển đào tạo nhân lực
ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến
năm 2020. Theo đó, nhu cầu bổ sung nguồn nhân lực cho các chuyên ngành
tài nguyên và môi trường giai đoạn 2011 - 2015 lên đến 45.000 người.
Giai đoạn 2016 - 2020, với sự phát triển khoa học công nghệ, nhu cầu
nhân lực này sẽ giảm xuống khoảng 20-25%.


Trong
đó, các lĩnh lực hiện nay còn thiếu hụt nhiều nhân lực hoặc có ít
chuyên ngành đào tạo bậc ĐH, CĐ như: khí tượng, thủy văn, đo đạc và bản
đồ, quản lý biển và hải đảo, biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển đa
dạng sinh học, quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, định
giá và kinh tế hóa trong quản lý tài nguyên...

Tương tự, nhiều ngành học mới mẻ khác, chưa được các
trường đào tạo ồ ạt, trong khi xã hội đã hình thành nhu cầu sử dụng nhân
lực lớn... cũng không được thí sinh mặn mà. Trường ĐH Thương mại mở ba
ngành học mới, trong đó chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp ngay
năm đầu tuyển sinh khá suôn sẻ - có lẽ nhờ có bốn chữ “quản trị kinh
doanh”.

Trong khi đó, hai chuyên ngành còn lại khá mới và ít
“đụng hàng” là thương mại dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe cộng đồng và
quản trị thương hiệu đều loay hoay đến nguyện vọng 2 mới tìm đủ thí
sinh.

Nhiều ngành là đặc thù của từng trường, không được đào
tạo tràn lan... cũng ít được thí sinh quan tâm. Ông Đoàn Văn Vệ, trưởng
phòng đào tạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho hay
nhóm ngành khí tượng - thủy văn - hải dương học của trường năm nào cũng
khó tuyển nhất.

Còn theo ông Phạm Văn Điển - trưởng phòng đào tạo
Trường ĐH Lâm nghiệp, những ngành rất đặc thù của trường như thiết kế,
chế tạo đồ mộc và nội thất, công nghệ chế biến lâm sản, quản lý tài
nguyên thiên nhiên, lâm nghiệp đô thị... khó tuyển hơn nhiều so với
những ngành đào tạo như quản trị kinh doanh, quản lý đất đai, kế toán...


Chỉ tiêu những ngành này vài năm gần đây đang có xu
hướng “teo” lại vì ít người đăng ký vào học. Năm 2010, khi xét tuyển đến
nguyện vọng 2, phần lớn thí sinh nộp hồ sơ đăng ký nhóm ngành kinh tế
khiến trường phải điều chỉnh chỉ tiêu giữa các ngành tương ứng với sự
lựa chọn của thí sinh.

Tương tự các trường ĐH Nha Trang, ĐH Nông lâm TP.HCM,
ĐH Nông nghiệp Hà Nội, ĐH Nông lâm (thuộc ĐH Thái Nguyên, Huế), một số
ngành đào tạo của ĐH Cần Thơ... cũng ngày càng khó tuyển những ngành thế
mạnh đặc trưng của trường mà các trường ĐH khác không thể đào tạo được.


Trong khi nhiều cán bộ đào tạo của các trường ĐH chuyên
ngành thừa nhận việc mở thêm nhóm ngành kinh tế - quản trị kinh doanh,
kế toán... là để cân bằng chỉ tiêu tuyển sinh trong xu hướng những ngành
cơ bản của trường giảm sức hút, tạo nguồn thu để “nuôi” các ngành học
truyền thống đang dần có ít thí sinh lựa chọn.

Ít bị cạnh tranh

Theo đánh giá của ông Hoàng Ngọc Vinh - vụ trưởng Vụ
Giáo dục chuyên nghiệp, thường trực Ban chỉ đạo đào tạo theo nhu cầu xã
hội (Bộ GD-ĐT), hiện nay số lượng trường đào tạo cùng một ngành, số
lượng thí sinh đông đảo có nguyện vọng học, đăng ký xét tuyển vào một
ngành học nào đó chưa phải là những thông số tin cậy phản ánh chính xác
nhu cầu sử dụng nhân lực. Ông Vinh cho rằng việc chọn ngành dự thi của
không ít thí sinh hiện nay là theo tâm lý đám đông, thị hiếu nhất thời
của xã hội, chưa xuất phát trên nhu cầu sử dụng nhân lực, cơ hội việc
làm thật sự.

Theo ông Hoàng Ngọc Vinh, thí sinh cần lưu ý: những
ngành đặc thù của từng trường luôn là những ngành đào tạo trường đó có
thế mạnh nhất về năng lực, kinh nghiệm, truyền thống đào tạo. Đồng thời
những ngành đặc thù của các trường ĐH luôn gắn với các lĩnh vực kinh tế
lớn, phát triển đa dạng cả kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, hiện
đang được chú trọng đến việc xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực ngắn hạn -
dài hạn.

Yếu tố không kém phần quan trọng là đầu ra của những
ngành đặc thù, ít bị “đụng hàng” có ưu điểm thị trường việc làm luôn sẵn
có nhu cầu và ít bị cạnh tranh hơn. Vì vậy, ông Vinh khuyên thí sinh
đừng bỏ qua cơ hội ở những ngành học có thể không phải là sự lựa chọn
của số đông vào thời điểm này nhưng thật sự phù hợp với năng lực bản
thân và nhu cầu thực tế của xã hội.

Hơn nữa, khi nhìn vào bảng điểm chuẩn năm 2010 của hàng
loạt trường ĐH có thể dễ dàng nhận ra một xu hướng chung: các ngành học
truyền thống của nhiều trường có điểm chuẩn không cao. Những ngành “tay
trái” các trường mới mở, chủ yếu trong nhóm ngành kinh tế - quản trị
kinh doanh, kế toán, tài chính- ngân hàng... lại hút đông thí sinh dự
thi, xét tuyển, dẫn đến điểm chuẩn cao hơn hẳn. Vì thế nếu thí sinh còn
băn khoăn về việc có nên chọn các ngành đặc thù của mỗi trường ĐH thì có
thể nhận thêm một ưu thế từ những ngành học này: đó là có mức điểm
chuẩn hấp dẫn hơn.

THANH HÀ






Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
*****Lời nói chẳng mất tiền mua.*****Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.*****

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Forum Lớp 12A1 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn - Khóa: 2010 - 2013 :: THÔNG TIN - GIẢI TRÍ :: Tin Tức :: Giáo Dục-